【lịch cúp c2 châu âu】Cựu binh Tư Tường làm doanh nghiệp

 人参与 | 时间:2025-01-10 18:57:33

Báo Cà MauĐến ấp Kinh Hòn (xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) hỏi ông Tư Tường ai cũng biết. Mọi người biết ông không chỉ là ông chủ của một doanh nghiệp, bí thư chi bộ ấp gương mẫu, cựu chiến binh năng nổ mà còn biết ông với những việc làm giàu tình người và đầy ắp tính nhân văn.

Đến ấp Kinh Hòn (xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) hỏi ông Tư Tường ai cũng biết. Mọi người biết ông không chỉ là ông chủ của một doanh nghiệp, bí thư chi bộ ấp gương mẫu, cựu chiến binh năng nổ mà còn biết ông với những việc làm giàu tình người và đầy ắp tính nhân văn.

Ông Tư Tường tên thật là Dương Văn Tường, sinh năm 1957. Khi mới 15 tuổi, ông tình nguyện lên đường chiến đấu. Nước nhà độc lập, năm 1976, ông xuất ngũ về quê. Năm 1978, biên giới Tây Nam xảy ra chiến sự, một lần nữa ông tình nguyện lên đường chiến đấu và làm nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia. Năm 1981, xong nghĩa vụ quốc tế, cũng như bao đồng chí, đồng đội khác, ông xuất ngũ về quê.

Cựu binh Dương Văn Tường (Tư Tường) kiểm tra mực trong giai đoạn sơ chế.

Ông tâm sự: "Lúc đó khổ lắm, ăn buổi sáng thì phải chạy buổi chiều, gia đình lúc nào cũng túng thiếu". Nhưng kỳ diệu thay, càng khổ cực bao nhiêu ông lại càng quyết tâm mạnh mẽ bấy nhiêu. Theo ông, đó là bản lĩnh của người lính Cụ Hồ mà ông được tôi luyện trong những năm chiến đấu. Ông nghĩ, trong chiến tranh ác liệt, giữa sự sống và cái chết gần kề mà mình không hề lùi bước, nay cuộc sống thanh bình, chẳng lẽ lại khuất phục trước số phận nghèo khó?

Với ý chí và nghị lực vươn lên của người lính Cụ Hồ, sau thời gian cật lực lao động, tích góp, năm 2006, ông thành lập doanh nghiệp thu mua thuỷ sản với tên gọi Tư Tường. Khi thành lập doanh nghiệp, ông lại nhận ra một điều, nếu kinh doanh theo kiểu mua đi bán lại cũng chẳng lời được bao nhiêu, có khi còn bấp bênh. Vậy là ông đi tìm hiểu các doanh nghiệp bạn để tìm hướng đi mới cho doanh nghiệp mình. Ðể nâng được giá thành mặt hàng sản phẩm thuỷ sản địa phương, ông thu mua thuỷ sản tươi của các ngư dân đem về sơ chế rồi mới bán lại cho các nhà máy đông lạnh theo đơn đặt hàng.

Với cách làm này, ông Tư Tường không chỉ đảm bảo được giá cả mà còn ổn định được đầu ra sản phẩm cho ngư dân tại chỗ. Nhưng có lẽ đó chưa phải là điều ông mong muốn nhất khi ông xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Cái mà ông tự hào, cảm thấy tâm đắc nhất là tạo được công ăn việc làm ổn định cho lao động nghèo ở địa phương. Dù là một doanh nghiệp nhỏ, nhưng lúc nào tại cơ sở sản xuất sơ chế thuỷ sản nguyên liệu của ông cũng luôn có từ 25-30 lao động thường xuyên. Có thời điểm vào con nước, lao động tăng lên từ 50-70 người. Thu nhập bình quân của mỗi công nhân từ 3,5-4 triệu đồng/tháng, có những công nhân lâu năm thu nhập lên 5-6 triệu đồng/tháng.

Chuyện ông Tư Tường “ăn nên làm ra” sẽ không có gì đáng nói nếu như không có chuyện ông là một trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ của huyện Trần Văn Thời có tổ công đoàn, luôn chăm lo rất tốt đời sống người lao động. Ông cho biết, sau khi thành lập doanh nghiệp được một thời gian, bên LÐLÐ huyện, rồi tỉnh đến vận động ông thành lập tổ công đoàn, thế là ông thành lập ngay. Theo ông, bản thân mình là đảng viên nên làm gì cũng phải gương mẫu.

Tuy nhiên, có tổ công đoàn rồi, hoạt động như thế nào lại là một thách thức đối với ông, bởi doanh nghiệp của ông phần lớn hoạt động theo thời vụ. Có những tháng hoạt động chỉ 15 ngày, số lao động không thường xuyên là cái khó cho duy trì hoạt động công đoàn. Nhưng với ý nghĩ coi người lao động là nguồn lực chính của doanh nghiệp, có lo được đời sống cũng như quyền và lợi ích cho họ thì họ mới gắn bó, cống hiến lâu dài cho mình. Không để người lao động bận tâm, hằng tháng, ông Tư Tường đều xuất tiền đóng đoàn phí, lệ phí cho người lao động. Hiện tại, tổ công đoàn của doanh nghiệp ông có 35 đoàn viên thu nhập ổn định và việc làm thường xuyên. Ðiều đáng trân trọng, trong 35 công đoàn viên này ông luôn ưu tiên con những đồng đội cũ và cựu chiến binh địa phương có hoàn cảnh khó khăn.

Ông nói, không làm thì thôi, nếu đã làm thì làm cho đúng quy định. Hầu hết những quy định của công đoàn dành cho người lao động ông đều thực hiện đầy đủ, như các chế độ: ma chay, hiếu hỷ, ốm đau, thai sản..., dù quỹ duy trì cho hoạt động đó đều do ông bỏ ra.

Ðến Tháng Công nhân hằng năm, ông cùng với anh em trong tổ công đoàn ngồi lại xem xét hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho lao động nghèo, với quan niệm người lao động “an cư mới lạc nghiệp”. Tính từ năm 2011 đến nay, ông Tư Tường đã cất được 7 căn nhà cho người nghèo, mỗi căn trị giá 30 triệu đồng. Những tháng nghịch con nước, công nhân không việc làm, ông lại phát gạo miễn phí cho công nhân để họ yên tâm, ổn định cuộc sống. Bình quân mỗi năm, ông Tư Tường phát từ 1-2 tấn gạo cho công nhân nghèo và người dân nghèo trong xã. Ngoài ra, ông còn tích cực tham gia đóng góp tiền và hiện vật cho các phong trào ở địa phương như: Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Chất độc da cam, Quỹ Ðền ơn đáp nghĩa, tham gia cất nhà cho đồng đội... số tiền đóng góp lên đến cả trăm triệu đồng.

Với những nghĩa cử cao đẹp và thấm đượm tình người của ông Tư Tường, từ năm 2011 đến nay, ông vinh dự nhận được nhiều bằng khen của Trung ương và địa phương. Trong những ngày cuối năm này, ông Tư Tường tiếp tục được Hội Cựu chiến binh tỉnh chọn là một trong bốn gương mặt tiêu biểu của tỉnh đi dự Hội nghị Báo cáo điển hình 5 năm Hội Cựu chiến binh Trung ương./.

Bài và ảnh: Bình Ðẳng

顶: 2踩: 7215