Nhận Định Bóng Đá 2025-01-12 04:46:24 421 【lịch thi đấu bóng đá giao hữu câu lạc bộ】Bán nhà mặt phố, mua nhà hoang cuối xóm để làm nông dân Hơn một năm trước, vợ chồng Nguyễn Thị Thảo (30 tuổi, Đắk Lắk) sống trong một ngôi nhà ở mặt đường lớn, gần chợ, thuận tiện mọi mặt. Nhưng đất chật người đông, các nhà san sát nhau như nêm cối khiến cuộc sống gia đình trở nên ngột ngạt, tù túng. "Mình ở nhà bán hàng online, kiêm kinh doanh ăn sáng trước cửa nhà, chăm con từ sáng tới tối. Còn lại phần lớn thời gian đóng kín cửa vì hễ mở ra là xe cộ qua lại ồn ào, bụi bặm. Các bé không được tiếp xúc thiên nhiên nên cứ ra ngoài hay đi đâu là dễ ốm vặt. Còn tính mình ngày càng trở nên dễ cáu gắt, khó chịu. Nhà cũng chỉ để ở, không dư diện tích để trồng trọt hay nuôi con gì", Thảo nói.Chồng Thảo là người thuyết phục vợ chuyển chỗ ở về khu đất khác rộng rãi, thoải mái hơn. Anh để ý tới mảnh đất của bác Thảo ở cuối xóm đã bỏ không khoảng chục năm. "Ban đầu, mình chưa thuận theo ý chồng vì thấy đất bỏ hoang từ lâu như cánh rừng, phải bỏ ra nhiều công sức cải tạo, không gần đường lớn nên bất tiện cho công việc của hai vợ chồng. Sau đó suy đi tính lại, chúng mình cũng khó đủ tiền mua đất rộng ở nơi đông dân cư nên mình đồng ý", Thảo nói tiếp. Trong ảnh là mảnh đất vườn trước khi cải tạo.Khi đó, hàng xóm, bạn bè nói "chẳng ai như vợ chồng Thảo" vì chuyển từ nơi tiện nghi sang chốn buồn tẻ, hẻo lánh sống.Hai vợ chồng Thảo chi gần 400 triệu đồng để mua mảnh đất 3.000 m2 này, sau đó đầu tư thêm gần 200 triệu đồng cải tạo. Trong hai tháng liền, chồng Thảo quyết định bỏ công việc đang làm để dành toàn tâm ý xây dựng tổ ấm mới cùng vợ. Cả hai tự dọn dẹp mảnh vườn, việc gì không làm được mới đi thuê để tiết kiệm chi phí. Chồng cô cưa hết cây to, thuê máy múc rễ cây, cày đào xới đất và dùng máy lu san phẳng vườn hoang. Tiếp theo, cả hai sửa căn nhà có sẵn ở vườn, kéo dây điện, làm giếng nước. Trong ảnh là mảnh đất bỏ hoang sau khi được hai vợ chồng Thảo cải tạo.Là con nhà nông, hai vợ chồng Thảo đã tiếp xúc công việc đồng áng, nương rẫy cùng bố mẹ từ bé. "Nhưng từ bỏ công việc trước đây để làm nông, chúng mình cũng thấy hơi vất vả và nản chút. Vì nhiều khi mọi thứ không được như ý muốn, nắng gió. Nhiều khi trồng cây mà chúng không lên. Nhưng nếu đang cảm thấy ngột ngạt với cuộc sống phố thị và có đủ tinh thần quyết tâm, không ngại khó, mọi người sẽ làm được", Thảo nói. Khi cải tạo vườn tương đối ổn định rồi, chồng Thảo đi làm lại, còn cô bận con nhỏ và kinh doanh online nên ra vườn được chút nào hay chút đấy.Đến khi công việc ở vườn nhiều hơn, chồng Thảo gác lại công việc cũ, cùng vợ bắt đầu trồng trọt, chăn nuôi để phục vụ cuộc sống gia đình và đem bán nếu dư. Tờ mờ sáng, hai vợ chồng đã tranh thủ làm vườn. Buổi chiều, cả hai đóng gói hàng hóa. Chồng cô cũng bán thêm trái cây theo mùa để củng cố thu nhập gia đình.Mảnh vườn hiện có đủ loại rau và hoa. Cô dành nửa mảnh đất trồng dứa, xen kẽ ngô cho gà; một nửa còn lại để trồng hoa và rau. Hai vợ chồng cũng nuôi thêm gà, vịt, bồ câu, ngỗng.Thảo ưu tiên trồng trọt "mùa nào thức nấy". Vào mùa hè, cô trồng cải, mồng tơi, rau ngót, bầu bí, mướp. Mùa lạnh trồng bắp cải.Cô cũng dành một phần diện tích trồng cây ăn quả, cây leo giàn.Khi vườn bắt đầu cho ra trái ngọt, gia cầm đã lớn, hai vợ chồng gần như không tốn chi phí tiền chợ, vốn chiếm từ 150.000 - 200.000 đồng mỗi ngày như trước.Một bữa cơm với các nguyên liệu từ vườn của vợ chồng Thảo.Hiện tại, vợ chồng Thảo tận hưởng cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, các con cũng được tự do nô đùa ở vườn, có một tuổi thơ đáng nhớ.Tú AnhẢnh: Facebook Nguyễn Thị Thảo>> Nghỉ việc văn phòng để trồng thiên đường rau trái Nhận Định Bóng Đá 上一篇:Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8 下一篇:Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Al Arabi, 21h35 ngày 6/1: Khó tin chủ nhà 相关文章 、 Sông Sài Gòn bị sạt lở Hà Nội sẽ có thêm nhiều hầm chui giảm ùn tắc tại các nút giao có lưu lượng xe lớn Cả nước có thêm 410 ca mắc mới COVID Sở Công Thương Quảng Trị: Nhiều giải pháp bảo đảm an toàn thực phẩm