【kết quả kèo nhà cái hôm nay】Minh bạch TBT, công cụ “tự vệ” cho doanh nghiệp
Xu thế TBT
Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã ký 10 FTA với các đối tác thương mại, cùng với 2 FTA (Việt Nam- EU, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương- TPP) đã kết thúc đàm phán cho thấy mức độ hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam. Một trong những lợi thế lớn cho Việt Nam khi tham gia các FTA này là cam kết giảm thuế sâu đối với hàng hóa. Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý trong những hiệp định này là hầu hết đều có chương quy định về TBT. Theo Bộ Công Thương, nếu những biện pháp TBT vẫn được thực hiện “ngầm” thì các biện pháp giảm hay gỡ bỏ hàng rào thuế quan cũng không nhiều ý nghĩa.
Ông Trần Bá Cường, Vụ Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, TBT ngày càng quan trọng và được đưa vào đàm phán ở các FTA, nhất là những FTA thế hệ mới cam kết về TBT ngày một cao hơn. Điển hình như TPP có một chương khá dài về TBT quy định chi tiết, sâu hơn về các cam kết. “Những phụ lục quy định chi tiết từng nhóm hàng cụ thể như dược phẩm, mỹ phẩm, rượu… Đây là điều cần thiết khi hội nhập sâu rộng bởi Việt Nam đang thiếu những quy định cho nhóm hàng cụ thể, đặc biệt đây còn là động lực cho Việt Nam thay đổi, nâng cao các tiêu chuẩn đưa ra, tạo sức ép thay đổi theo hướng tốt hơn, văn bản quy phạm minh bạch hơn.
Nhấn mạnh tới tác động của TBT, ông Cường lấy ví dụ, nếu một lô hàng máy móc, điện tử không đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU, cơ quan kiểm tra nước đó thấy sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, gây nguy hại đến sức khoẻ cũng như môi trường nước họ, lập tức lô hàng đó sẽ bị trả về hoặc bị tiêu huỷ, phạt tiền... Điều này không chỉ ảnh hưởng đến DN mà còn là uy tín quốc gia, đồng thời ảnh hưởng đến kim ngạch XK của cả nước. Nguyên nhân của việc giảm XK là do giá nhân công, giá nguyên liệu… nhưng vấn đề quan trọng hơn cả là “hàng rào” TBT. “Trong 5-10 năm tới, nhiều thị trường sẽ tiến tới xóa bỏ thuế quan về 0% ví dụ như Singapore, Hồng Kông, Australia, New Zealand… Tuy nhiên, song song với đó, các thị trường sẽ chủ yếu sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật của các mặt hàng, nếu không đáp ứng được thì việc trả hàng là điều đương nhiên. Do đó, vấn đề về TBT cần được DN XK quan tâm”, ông Cường nói.
Doanh nghiệp thiếu quan tâm
Dù TBT được ví như “chìa khóa” đóng, mở các thị trường song sự quan tâm của DN Việt Nam về vấn đề này được cho là khá khiêm tốn. Bà Tôn Nữ Thục Uyên, Trưởng phòng thông tin và hỏi đáp, Văn phòng TBT, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ KH&CN dẫn chứng, năm 2014, 2015, mỗi năm văn phòng này chỉ nhận được chưa đến 20 câu hỏi liên quan tới TBT từ phía DN. Chính sự thờ ơ về các TBT nên DN Việt Nam đã có nhiều “bài học” trong XK.
Cá da trơn của Việt Nam là một ví dụ. Theo đó, một nội dung quan trọng trong Luật nông nghiệp của Hoa Kỳ năm 2014 là Hoa Kỳ sẽ áp dụng quy trình giám sát chặt chẽ từ khâu sản xuất, chế biến đối với cá tra và cá ba sa của tất các nước XK vào Hoa Kỳ theo tiêu chuẩn phải tương đương với tiêu chuẩn mà Hoa Kỳ đang áp dụng... Các DN Việt Nam chưa chú ý nhiều đến tầm trọng của TBT nên ngành XK cá da trơn của Việt Nam đã bị ảnh hưởng. Hay gần đây nhất là vụ thép Trung Quốc NK ồ ạt vào Việt Nam. “Nếu Việt Nam có đủ năng lực đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ giúp ngành thép hạn chế được sự ồ ạt của thép NK từ Trung Quốc vào Việt Nam”, bà Uyên nói.
Thực tế này cũng được ông Cường thừa nhận: “Trước đây khi thực thi TBT, nhiều ý kiến cho rằng, tiêu chuẩn NK vào Việt Nam đang bị buông lỏng, quá dễ dãi nên để hàng NK vào, nhiều khi còn không đạt chuẩn. Có những người cho rằng cần xây dựng tiêu chuẩn cứng, nghiêm khắc hơn, tạo sự kiểm soát chặt chẽ. Nhưng phải thận trọng bởi khi xây dựng những tiêu chuẩn cứng cần phải có sự khảo sát, nghiên cứu xem hàng hóa trong nước đã đáp ứng yêu cầu đó chưa. Nếu không đáp ứng được những quy định này thì vô hình trung chúng ta sẽ tạo khó khăn cho hàng trong nước”.
Tuy nhiên, sự “thờ ơ” của DN lại xuất phát từ việc thông tin về TBT chưa được tuyên truyền rộng rãi và còn thiếu minh bạch. Thậm chí, nhiều nước còn khéo léo tránh sự không minh bạch bằng cách thông qua các văn bản với ngôn ngữ không thông dụng. Do vậy, DN Việt Nam khó khăn trong việc cập nhật thông tin về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm hàng hóa của nước đối tác.
Bà Uyên cho rằng, việc thông báo cho cộng đồng DN trong nước về các hàng rào kỹ thuật do các nước khác ban hành giống như một biện pháp cảnh báo sớm cho DN khi XK hàng hoá. Do vậy, cộng đồng DN, các hiệp hội ngành hàng cần được nâng cao nhận thức và trang bị các kiến thức về TBT, nhằm bảo vệ lợi ích của DN XK. Khi XK hàng hoá, DN phải dựa vào các thông tin này để biết khi XK hàng hoá sang thị trường nào đó sẽ phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật như thế nào, để vào thị trường đó một cách dễ dàng.
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/737a296958.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。