【tỷ số sunderland】Bất động sản Cần Giuộc hưởng lợi từ loạt dự án tỷ đô
Đột phá thu hút FDI và cơ hội từ “khu siêu kinh tế” 32.000ha
Thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết,ấtđộngsảnCầnGiuộchưởnglợitừloạtdựántỷđôtỷ số sunderland các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 58 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 9 tháng đầu năm 2021. Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3,6 tỷ USD, chiếm 16,4% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó có dự án điện lớn lên tới 3,1 tỷ USD tại huyện Cần Giuộc (chiếm tới 85,3% tổng vốn đầu tư của Long An).
Theo các chuyên gia, Cần Giuộc từ lâu đã là điểm thu hút đầu tư vào hàng loạt các khu công nghiệp. Đây là địa phương giáp ranh TP.HCM sở hữu cảng biển quốc tế. Điều này giúp Cần Giuộc không chỉ là cửa ngõ kết nối TP.HCM với các tỉnh ĐBSCL mà còn là cửa ngõ giao thương ra quốc tế.
Ngoài lợi thế về vị trí và hạ tầng kết nối, Cần Giuộc còn được hưởng lợi từ việc quy hoạch “khu siêu kinh tế”, vừa được Ban quản lý Khu kinh tế Long An đề xuất. Dự án này nằm trong quy hoạch phát triển địa phương giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sẽ trình các bộ ngành, Chính phủ xem xét.
Sơ đồ Khu Kinh tế Long An 32.000 ha tại Cần Giuộc và Cần Đước |
Khu kinh tế này gồm toàn bộ huyện Cần Giuộc (chiếm gần 2/3 diện tích quy hoạch) và một phần huyện Cần Đước, dự kiến xây dựng trên nền tảng một số khu công nghiệp, công nghệ cao có sẵn như Long Hậu, Đông Nam Á, Tân Kim, Tân Tập, khu công nghiệp Nam Tân Tập, khu công nghiệp Cầu cảng Phước Đông...
Dự án gồm 7 khu chức năng, gồm khu đô thị vệ tinh 1 (Cần Giuộc); khu đô thị vệ tinh 2 (Cần Đước); khu đô thị giáo dục, y tế, thể dục thể thao; khu đô thị phụ trợ; khu công nghiệp - cảng biển quốc tế; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và khu đô thị sinh thái.
Với vị trí chiến lược và quỹ đất dồi dào, dự án có thể trở thành “khu siêu kinh tế” kết nối các khu vực quan trọng như Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, TP.HCM, Vũng Tàu và Phnom Penh (Campuchia). Bên cạnh đó, dự án sẽ tham gia vào các chuỗi cung ứng chưa hoàn thiện, đặc biệt là lĩnh vực công, nông nghiệp công nghệ cao.
Các ngành tiềm năng cao mà Khu kinh tế Long An hướng tới là điện tử thông minh, robot và tự động hóa, nông nghiệp tiên tiến và công nghệ sinh học, nhiên liệu sinh học, hóa sinh, chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Hàng chục nghìn tỷ đầu tư hạ tầng, Cần Giuộc sẽ là “điểm nóng”
Hiện Long An chuẩn bị đầu tư 3 dự án giao thông huyết mạch kết nối giữa địa phương với TP.HCM, đồng bằng sông Cửu Long và giữa các vùng kinh tế trên địa bàn với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng, được thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025.
Trong số 3 dự án này, có 2 dự án kết nối từ đầu mối Cần Giuộc là trục động lực kết nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang (ĐT827E) và trục kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh với nhau và cảng quốc tế Long An.
Được biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An xác định trong 5 năm tới là đầu tư hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển.
Thông tin từ Sở GTVT tỉnh Long An, tuyến ĐT827E dự kiến được đầu tư có ý nghĩa chiến lược, nâng tầm hệ thống giao thông vận tải của tỉnh. Tuyến đường động lực này sẽ kéo dài qua tỉnh Tiền Giang, Long An và TP.HCM. Trong đó, đoạn qua tỉnh Long An dài nhất, dự kiến khoảng 35km, kết nối với tỉnh Tiền Giang tại huyện Châu Thành, qua Tân Trụ, Cần Đước và Cần Giuộc trước khi kéo dài đến TP.HCM.
Công trình trọng điểm Đường tỉnh 827E kết nối TP.HCM qua Cần Giuộc và 4 huyện ở Long An đến Tiền Giang |
Đến nay, về cơ bản 3 địa phương đã xác định xong hướng tuyến và đang hoàn tất các thủ tục để triển khai đầu tư. Theo đó, trục động lực TP.HCM - Long An - Tiền Giang được kết nối từ ngã ba Trung Lương, tỉnh Tiền Giang đến đường Phạm Hùng, TP.HCM với tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 55km cùng 3 cây cầu. Trong đó, đoạn qua TP.HCM dài 5,8km, qua tỉnh Long An khoảng 34,5km và Tiền Giang là 14,2km. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn tuyến khoảng 20.000 tỉ đồng từ nguồn kinh phí huy động của mỗi tỉnh, riêng phần đầu tư 3 cây cầu kiến nghị Trung ương hỗ trợ.
Dự án này không chỉ phục vụ sự phát triển của riêng TP.HCM, tỉnh Long An và Tiền Giang mà còn có ý nghĩa phục vụ việc vận chuyển hàng hóa của cả khu vực các tỉnh duyên hải Tây Nam Bộ. Khi hình thành, tuyến đường này cũng góp phần thiết thực trong chia sẻ năng lực vận chuyển hàng hóa trên các tuyến QL hiện hữu cũng như cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Bên cạnh đó, khi các quy hoạch hạ tầng quan trọng như Vành đai 3 & 4, cao tốc Bến Lức - Long Thành, tuyến Metro số 4… đi vào hoàn thiện trong thời gian tới, Cần Giuộc sẽ sở hữu hệ thống giao thông liên vùng thuận lợi đến TP.HCM cũng như các tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Điều này tạo nên sức hút và đà tăng trưởng bền vững cho bất động sản Cần Giuộc, đặc biệt khi mặt bằng giá đất địa phương này vẫn đang ở mức thấp.
Tấn Tài
相关文章
Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
Liên quan đến clip “Công an xã đánh dân ở Bình Phước&rd2025-01-25Vụ xe chở rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích: Vợ bầu mong ngóng tin chồng
Vụ xe chở rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích: Vợ bầu mong ngóng tin chồng2025-01-25Dự báo thời tiết 25/11/2024: Không khí lạnh tràn đến, Bắc Bộ mưa rét từ đêm
Dự báo thời tiết 25/11/2024: Không khí lạnh tràn đến, Bắc Bộ mưa rét từ đêm2025-01-25Chuỗi 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, khả năng xuất hiện tiếp bão số 9
Chuỗi 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, khả năng xuất hiện tiếp bão số 92025-01-259 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
Việc công bố số điện thoại đường dây nóng nhằm tiếp nhận các ý kiến2025-01-25Chủ tịch Quốc hội ‘chấm điểm’ 3 bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấn
Chủ tịch Quốc hội ‘chấm điểm’ 3 bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấn2025-01-25
最新评论