Nhiều DN vẫn cảm thấy “không yên tâm” mỗi khi phải làm việc với cơ quan Thuế hay xử lý các vấn đề cụ thể mà quy định còn chưa rõ ràng.
Thưa ông,ệpnênthườngxuyêncậpnhậtcácquyđịnhmớivềthuếbảng xếp hạng bayern munich đâu là nguyên nhân?
Thứ nhất,cần phải xác định rằng các quy định về thuế trong một số trường hợp không hề đơn giản như nhiều người nghĩ, và cách xử lý về thuế sẽ thay đổi tùy theo từng tình huống nhất định.
Ví dụ như trong trường hợp thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí được khấu trừ toàn bộ dù XK dầu thô không chịu thuế GTGT theo quy định.
Một DN khi phát sinh các khoản chi tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam chỉ được khấu trừ tiền thuế GTGT đầu vào trong trường hợp các chuyên gia nước ngoài vẫn là nhân viên của DN nước ngoài, chịu sự điều động của DN nước ngoài, được DN nước ngoài trả lương và có thỏa thuận giữa DN Việt Nam và DN nước ngoài về chi phí chỗ ở cho các chuyên gia sẽ do DN Việt Nam chịu.
Những trường hợp khác như các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam công tác, giữ chức vụ tại Việt Nam và hưởng lương tại Việt Nam theo hợp đồng lao động… thì sẽ không được khấu trừ tiền thuế GTGT đầu vào từ tiền thuê nhà mặc dù DN có đầy đủ hợp đồng thuê nhà cùng hóa đơn GTGT hợp lệ theo quy định.
Về các chi phí tài trợ kèm quảng cáo, DN ký hợp đồng tài trợ với các đơn vị tổ chức sự kiện trong đó có trưng bày áp phích, pa nô để quảng cáo cho DN cũng không được khấu trừ.
Thứ hai, dù ở một nước phát triển có hệ thống quy phạm pháp luật tương đối hoàn chỉnh thì luật thuế cũng như các luật khác không thể quy định về tất cả mọi trường hợp. Do vậy, việc áp dụng cách xử lý thuế trong những trường hợp này thường được căn cứ theo các “nguyên tắc” và “đạo lý” nhất định và do đó mỗi người có thể có những cách hiểu và diễn giải khác nhau.
Luật thuế Việt Nam đang có nhiều thay đổi trong thời gian gần đây. Trong nhiều trường hợp, các luật ấy trở nên đơn giản hơn nhưng trong một số trường hợp khác lại phức tạp hơn, khiến không ít DN gặp khó khăn khi tiếp cận các thay đổi, cập nhật về thuế, thưa ông?
Cũng không hẳn là như vậy vì hệ thống pháp luật về thuế ngày càng hoàn thiện và được xây dựng theo hướng đơn giản hóa các thủ tục nhằm tạo điều kiện hơn cho người nộp thuế tuân thủ đúng các quy định pháp luật.
Tuy nhiên, với sự phát triển và hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trong thời gian vừa qua đã phát sinh thêm nhiều loại giao dịch mới, đặc biệt trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng và thương mại điện tử mà hệ thống văn bản trước đây chưa có quy định cụ thể.
Vì vậy, cần thiết phải có các điều chỉnh, bổ sung hướng dẫn để DN có căn cứ áp dụng. Có thể các DN đã cảm thấy “bội thực” do có quá nhiều quy định mới được ban hành trong khoảng 3 năm gần đây, đặc biệt là các quy định về thuế Thu nhập cá nhân (TNCN).
DN khi tìm hiểu các thay đổi về thuế cần lưu ý thời điểm áp dụng của văn bản, quy định mới. Ví dụ như trong thời gian vừa qua có rất nhiều thay đổi về ưu đãi thuế đối với các dự án đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và để xác định chính xác mức ưu đãi đầu tư, DN cần căn cứ vào thời điểm cấp giấy phép đầu tư (đầu tư mở rộng) hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Gần đây, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 28/2011/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế. Điểm tích cực của Thông tư 28 là đã tập hợp, thống nhất các quy định về quản lý thuế vào một đầu mối. Ngoài ra Thông tư 28 cũng có một số điều chỉnh quan trọng đối với quá trình kê khai và nộp thuế như cho phép được chuyển lỗ giữa các quý với nhau hoặc bỏ nội dung quyết toán thuế GTGT kê khai theo phương pháp trực tiếp và không cho phép kết chuyển GTGT âm sang kỳ kê khai thuế của tháng tiếp theo.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có hướng dẫn chi tiết về cách thức kê khai các chỉ tiêu cụ thể trong tờ khai thuế do vậy DN có thể gặp khó khăn khi áp dụng.
Đâu là lý do khiến cho hầu hết các vướng mắc của DN thường chỉ được giải đáp khi sự đã rồi?
Theo quan sát của cá nhân tôi, phần lớn các DN thường chỉ xử lý các tình huống về thuế khi DN thực sự gặp rắc rối từ các tình huống đó. Ví dụ một DN xuất hóa đơn sai sau đó tiếp tục kê khai thuế GTGT và chỉ khắc phục sai sót sau khi gặp vấn đề với hóa đơn do yêu cầu sửa đổi hóa đơn từ bên mua.
Việc xử lý các tình huống khi sự đã rồi thường khiến DN mất rất nhiều thời gian. Phân tích một cách rộng hơn, việc xử lý các tình huống khi sự đã rồi là do rất nhiều DN chưa thật sự chú trọng đến các ảnh hưởng về thuế cũng như có “thói quen” hoạch định và kiểm soát trước về thuế trong quá trình hoạt động.
Với tư cách là người chuyên tư vấn, hỗ trợ DN, ông có gợi ý gì giúp các DN tuân thủ về thuế một cách tốt hơn?
Các DN, đặc biệt là DN có quy mô lớn hoặc có nhiều các giao dịch phức tạp cần xem xét các ảnh hưởng về thuế một cách tổng thể từ đó đưa ra cách thức xử lý phù hợp. Các nội dung cần xem xét có thể bao gồm ưu đãi thuế TNDN, thuế suất thuế GTGT và thuế TNCN cho người nước ngoài hoặc thuế TNCN trong trường hợp thưởng cổ phiếu… Đối với những giao dịch hoặc hợp đồng có giá trị kinh tế lớn, việc xem xét kỹ lưỡng điều khoản về nghĩa vụ thuế trong hợp đồng là rất cần thiết nhằm tránh các xung đột sau này.
DN cũng nên thường xuyên cập nhật các quy định mới về thuế và nếu có điều kiện, cập nhật cả các công văn hướng dẫn từ cơ quan Thuế. Ngoài ra, DN có thể xây dựng các quy trình nội bộ về thuế như quy trình xuất hóa đơn đầu ra hoặc quy định các lưu ý đối với nhân viên khi tiếp nhận hóa đơn đầu vào.
Đối với các giao dịch hoặc tình huống phức tạp mà DN thấy chưa đủ tự tin về cách thức xử lý thuế, tốt nhất DN nên xin ý kiến giải đáp từ cơ quan Thuế… hoặc từ các đơn vị tư vấn thuế có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống tương tự.
Xin cảm ơn ông!
Thu Hằng(thực hiện)