当前位置:首页 > Cúp C1 > 【lịch u19】Tín dụng tiêu dùng: Tiềm năng lớn, rủi ro cao

【lịch u19】Tín dụng tiêu dùng: Tiềm năng lớn, rủi ro cao

2025-01-10 00:31:48 [Thể thao] 来源:Empire777

tin dung tieu dung tiem nang lon rui ro cao

Tín dụng tiêu dùng được dự báo sẽ tăng trưởng lên tới 30% trong 3 năm tới. Ảnh: ST.

Người hăm hở, kẻ hững hờ

Theo ước tính của Công ty Chứng khoán Rồng Việt, quy mô tín dụng khu vực phi tài chính, tính đến hết năm 2017, đạt 290 tỷ USD, tương đương 133,8% GDP danh nghĩa của Việt Nam. Con số này tương đương mức trung bình của các nước trong khối các nước mới nổi và cao hơn cả quốc gia đang trong khủng hoảng như Hy Lạp (122,3% GDP).

Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2018 được tổ chức mới đây, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc VPBank cho biết, mảng tín dụng tiêu dùng với thương hiệu FE Credit là một trong hai nguồn lợi nhuận lớn của ngân hàng trong 5 năm qua. Riêng trong năm 2017, lĩnh vực tín dụng tiêu dùng của FE Credit tăng trưởng 52%. Theo tính toán, hiện FE Credit chiếm thị phần trên 50% thị phần các công ty tài chính tiêu dùng. Theo kế hoạch năm 2018, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận là 10.800 tỷ đồng, trong đó 50% đến từ công ty tài chính. Để đạt được mục tiêu này, theo ông Vinh, ngân hàng cũng phải hoạt động trong môi trường chấp nhận rủi ro cao hơn nhiều đơn vị khác. Dẫn ví dụ về cho vay tín chấp, CEO của ngân hàng cho hay ngoài công ty tài chính cho vay tín chấp nhỏ còn có cho vay tín chấp với khách hàng cá nhân, cho vay bằng thẻ.

Tương tự VPBank, nhiều ngân hàng khác như cũng đã bắt đầu tham gia hoặc có kế hoạch tham gia phát triển công ty tài chính tiêu dùng. Cụ thể, Ngân hàng Quân đội (MB) kỳ vọng sẽ phát triển thương hiệu Mcredit thành Top 5 công ty tài chính tiêu dùng với tổng dư nợ 5.900 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 300 tỷ đồng trong năm 2018. Mcredit đã thử nghiệm một năm các sản phẩm tài chính phù hợp, nhất là đối với đối tượng quân nhân và kỳ vọng các sản phẩm này sẽ tăng trưởng doanh số nhanh trong các năm tới.

ĐHĐCĐ của Ngân hàng OCB cũng vừa thông qua chủ trương thành lập Công ty Tài chính OCB hoặc mua lại một công ty tài chính khác với mức tối thiểu 70% vốn điều lệ của công ty này trong năm nay. Công ty tài chính này sẽ thực hiện các hoạt động tín dụng tiêu dùng, cho thuê tài chính, bao thanh toán và các hoạt động khác phù hợp với quy định pháp luật. Theo ban lãnh đạo OCB, hiện ngân hàng đã có Khối khách hàng đại chúng – ComB hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng, đang hoạt động hiệu quả với quy mô phát triển nhanh và bắt đầu có vai trò đóng góp vào doanh thu cũng như lợi nhuận của ngân hàng. Theo đó cần tách thành Công ty tài chính độc lập để thuận lợi cho quản lý kinh doanh và quản trị rủi ro. Ngoài ra, theo ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch OCB, đưa sản phẩm tài chính tiêu dùng vào thị trường sẽ giúp thay thế tín dụng đen. OCB chủ yếu hướng đến các đối tượng là những người kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên, do ComB vẫn thuộc ngân hàng nên thủ tục sẽ phức tạp hơn. Nếu tách thành công ty tài chính thì có cơ hội tiết giảm hồ sơ cho khách hàng.

Tuy nhiên, trong “cơn sốt” tài chính tiêu dùng hiện nay, vẫn có một số ngân hàng tỏ ra “miễn dịch”. Cụ thể, chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2018, ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT VIB khẳng định VIB đang có rất nhiều dư địa, lựa chọn tốt hơn là lập công ty tài chính. Hiện VIB đang nằm trong số các ngân hàng dẫn đầu thị trường về doanh số trong mảng cho vay mua nhà, cho vay mua ôtô, bán chéo bảo hiểm. Mảng ngân hàng bán lẻ của VIB đã tăng trưởng 83% trong năm 2017 và tăng 13% trong quý I/2018 dù rơi vào thời gian nghỉ tết Nguyên đán, thậm chí mảng này được dự báo có thể tăng 100% vào năm 2018. Những con số này cho thấy tiềm năng về lợi nhuận từ mảng này rất lớn mà chưa cần tới một công ty tài chính tiêu dùng. Trong khi mảng cho vay tiêu dùng dù có lãi suất cao tới 30-60% nhưng rủi ro rất cao và lợi nhuận thường là ngắn hạn chứ không thể dài hạn.

Mới đây, Ngân hàng Techcombank cũng đã bán công ty TechcomFinance. Theo ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank, ngân hàng không chọn mô hình rủi ro cao, lợi nhuận cao mà tìm các ngách khác có rủi ro thấp hơn.

Rủi ro tiềm ẩn

Theo phân tích của Công ty Chứng khoán Rồng Việt, tăng trưởng tín dụng tiêu dùng vẫn là cánh cửa cho tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng. Trong trung hạn, dư địa tăng trưởng lĩnh vực này vẫn còn rất rộng mở khi quy mô tín dụng tiêu dùng chỉ khoảng 19% GDP năm 2017. Quan trọng hơn, dòng vốn này sẽ tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế trong 1-2 năm tới. Diễn biến này cũng sẽ hỗ trợ sự hồi phục của thị trường bất động sản và tô điểm bức tranh của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong bối cảnh, “bánh xe” tài khóa đang xói mòn nghiêm trọng và áp lực trả nợ trong 3 năm tới rất lớn khi gần 60% trái phiếu Chính phủ trong nước sẽ đến hạn thanh toán, chính sách tiền tệ nới lỏng vẫn sẽ chèo lái nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, tăng trưởng tín dụng tiêu dùng Việt Nam đang tăng đột biến, lên tới gần 60% trong năm 2017 và dự đoán trong 3 năm tới, tốc độ tăng trưởng bình quân của lĩnh vực này lên tới 29-30%/năm. Do đó, các chuyên gia cũng cảnh báo tốc độ tăng trưởng quá nhanh của dòng vốn tín dụng tiêu dùng có thể tạo ra những sai lệch so với định hướng ban đầu. Theo đó, việc đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng cần tạo được động lực cho tổng cầu của nền kinh tế và thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước.

Liên quan đến các lĩnh vực mang tính đầu cơ cao như bất động sản và chứng khoán, các chuyên gia cho rằng bức tranh hiện tại vẫn được tô điểm thêm màu hồng. Tuy nhiên, những rủi ro tiềm ẩn không thể bỏ qua khi hơn hơn 50% dòng vốn tín dụng tiêu dùng chảy vào khu vực này là một động lực rất lớn hỗ trợ sự hồi phục của thị trường. Điều này góp phần tạo nên sai lệch trong cách tính toán và số liệu công bố về dòng vốn tín dụng bất động sản. Diễn biến này cũng mang tới rủi ro khi các tài sản trên được mang đi thế chấp và các ngân hàng đánh giá quá cao mức độ tín nhiệm của người đi vay.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读