Viện phân tích chính sách xung đột (IPAC) có trụ sở ở Indonesia vừa công bố báo cáo cho biết mạng lưới phiến quân tại thành phố Marawi của Philippines có quan hệ với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng có thể đang chuẩn bị cho các vụ tấn công tại châu Á. Quân đội Philippines tại Mindanao. Ảnh: AFP Mạng lưới trên do tay súng trẻ người Indonesia Bahrumsyah ở Syria và cựu giảng viên đại học ở Malaysia Mahmud Ahmad điều hành,ếnqunthnISgiatănghoạtđộngởxem bong đá truc tuyen đã tuyển mộ các tay súng và thực hiện âm mưu tàn bạo của IS nhằm chiếm thành phố Marawi. Một đoạn văn bản được đăng tải trên công cụ truyền thông xã hội Telegram đã kêu gọi phiến quân tấn công các mục tiêu ở Singapore, Thái Lan, Myanmar, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Mệnh lệnh này do tên Bahrumsyah - chỉ huy đơn vị chiến đấu của IS ở Syria - đưa ra. Trong đơn vị này, hầu hết các tay súng là đến từ Đông Nam Á. Ngoài ra, IPAC còn cho biết, tên Bahrumsyah và tên Mahmud đã sắp xếp tài trợ và tuyển mộ các tay súng cho Marawi. Từ tháng 1 đến tháng 3-2017, tên Mahmud đã nhận ít nhất 55.000 USD dường như được tên Bahrumsyah gửi từ Trung Đông tới Indonesia và sau đó được chuyển phát tới Philippines qua dịch vụ tài chính Western Union. Theo IPAC, cuộc khủng hoảng ở Marawi sẽ dẫn tới “sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các phần tử cực đoan ở Đông Nam Á, và việc thành lập ban lãnh đạo mới của các nhóm ủng hộ IS ở Indonesia và Malaysia gồm những tay súng trở về từ Marawi”. Còn tại Philippine trong tuần qua, các tay súng ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã tấn công thị trấn Pigcawayan thuộc tỉnh Bắc Cotabato, trên đảo Midanao miền Nam Philippines và chiếm giữ một trường học, bắt giữ nhiều học sinh làm con tin. Hiện giao tranh giữa quân đội Philippines với các nhóm phiến quân có quan hệ với IS, trong đó có BIFF, tại Marawi đã bước sang tuần thứ 5. Kể từ khi phiến quân đánh chiếm Marawi ngày 23-5 vừa qua và giao tranh với lực lượng chính phủ, đến nay đã có 370 người thiệt mạng, trong đó có ít nhất 62 binh lính và 3 cảnh sát. Lực lượng an ninh đã tiêu diệt 258 phiến quân, bao gồm cả các tay súng nước ngoài đến từ Chechnya, Malaysia, Libya... Tuy nhiên, nhiều thủ lĩnh chủ chốt của phiến quân đang cố thủ tại Marawi. Trong một động thái có liên quan, mới đây, Quốc hội Philippines đã phê chuẩn việc kéo dài thêm thời gian áp dụng thiết quân luật trên đảo Mindanao ở miền Nam nước này cho tới cuối năm 2017. Như vậy, tổng thống Rodrigo Duterte sẽ có thêm thời gian để trấn áp lực lượng nổi dậy Hồi giáo Maute, nhóm phiến quân có cấu kết hoạt động với tổ chức IS. Theo giới chức Philippines, còn gần 1.000 phiến quân ủng hộ IS, đang bắt giữ 23 con tin, vẫn đang hoạt động ở khu vực miền Nam. Riêng tại Marawi, chỉ còn lại khoảng 60 tay súng đang hoạt động tại khu vực có diện tích khoảng 49ha, nhưng tổng thống Duterte cho biết ông cần kéo dài thời gian thiết quân luật để tái thiết thành phố và đảm bảo những xung đột bạo lực không lây lan sang những khu vực khác. Ông Duterte từng áp đặt thiết quân luật trong 60 ngày, khoảng thời gian tối đa theo quy định của Hiến pháp Philippines, cho toàn bộ vùng Mindanao ngày 23-5 sau khi nhóm Maute bắt đầu dấy binh nổi loạn. Giới chuyên gia cảnh báo, đảo Mindanao có thể trở thành một chiến trường mới cho các phần tử cực đoan tại khu vực nếu liên minh khủng bố Maute và Abu Sayyaf cố thủ tại thành phố Marawi. Giám đốc Dự án nghiên cứu các mối đe dọa xuyên quốc gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Thomas Sanderson cho biết, nếu không có một giải pháp ngắn hạn đối với cuộc chiến tại Marawi và một giải pháp dài hạn cho những vấn đề tại Mindanao, thì hòn đảo này có thể trở thành một “đích ngắm quan trọng” của tổ chức khủng bố IS. LONG TẤN tổng hợp |