发布时间:2025-01-10 18:39:13 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Quốc hội thảo luận về Luật Biên phòng Việt Nam | |
Quốc hội thảo luận về Luật Biên phòng Việt Nam và Luật Cư trú (sửa đổi) | |
Không nên quy định chồng chéo nhiệm vụ của Biên phòng với Hải quan | |
Độc giả đề nghị quy định rõ trách nhiệm của Biên phòng ở khu vực cửa khẩu | |
Nhiều điểm chưa rõ ràng,ựthảoLuậtBiênphòngViệtNamChồngchéovớiLuậtHảkết quả bóng đá giải vô địch hà lan gây chồng chéo thẩm quyền giữa Biên phòng với Hải quan |
Gần 500 kg Ketamine trị giá 500 tỷ đồng được bắt giữ trong địa bàn hải quan tại TP HCM. Ảnh: Lê Thu. |
Trước bất cập nêu trên, ngày 3/11/2020, Tổng cục Hải quan tiếp tục có Công văn 7059/TCHQ-ĐTCBL gửi: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt; Uỷ ban Quốc phòng và An ninh, Uỷ ban Pháp luật, Uỷ ban Tư pháp và Bộ Tư pháp.
Tại văn bản nêu trên, Tổng cục Hải quan khẳng định vai trò quan trọng của ngành Hải quan trên mặt trận chống buôn lậu và chỉ ra hàng loạt nội dung mâu thuẫn, chồng lấn với nhiệm vụ kiểm soát phương tiện, xử lý vi phạm do cơ quan Hải quan chủ trì thực hiện trong địa bàn hoạt động hải quan theo Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bài 1: Hải quan là lực lượng chủ công trên mặt trận chống buôn lậu
Về chức năng, nhiệm vụ , phương pháp quản lý của cơ quan Hải quan, căn cứ Điều 1, Điều 2, Điều 7, Điều 12, Điều 35, Điều 88 Luật Hải quan, trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chủ trì thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Quá trình xây dựng dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam, Bộ Tài chính đã có nhiều văn bản (số 148/BTC-VI ngày 4/1/2019 và số 11493/BTC-VI ngày 27/9/2019) đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật Biên phòng Việt Nam nghiên cứu chỉnh sửa do còn nhiều nội dung chồng lấn với nhiệm vụ kiểm soát phương tiện, xử lý vi phạm do cơ quan hải quan chủ trì thực hiện trong địa bàn hoạt động hải quan theo Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan có văn bản 2951/TCHQ-ĐTCBL ngày 7/5/2020 gửi Ủy ban Quốc phòng an ninh - Quốc hội khóa XIV tham gia ý kiến dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam. Nhưng các đề xuất, góp ý chưa được cơ quan soạn thảo tiếp thu. |
Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan được Luật Hải quan quy định rõ chịu trách nhiệm chính, chủ trì xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, các cơ quan khác phát hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong địa bàn hoạt động hải quan thì phải báo ngay cho cơ quan Hải quan để kiểm tra, xử lý.
Để thực hiện nhiệm vụ nhiệm vụ trên, cơ quan Hải quan phải kiểm tra, giám sát, kiểm soát phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu để đảm bảo thực hiện chính sách quản lý nhà nước về ngoại thương và thực hiện chức năng thu thuế cho ngân sách nhà nước. Đặc biệt, chức năng, nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước chỉ cơ quan Hải quan có, lực lượng Biên phòng không có chức năng, nhiệm vụ này.
Thời gian qua, cơ quan Hải quan đã xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống máy soi chiếu… phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát phương tiện, hành lý xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan.
Đối với các tờ khai hải quan luồng xanh, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về hội nhập quốc tế tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu thì phải giảm thời gian thông quan (chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm), cơ quan Hải quan áp dụng lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (phân luồng tờ khai: xanh, vàng, đỏ theo thông lệ quốc tế). Việc áp dụng quản lý rủi ro, phân luồng tờ khai một mặt để tạo thuận lợi thương mại nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, ma túy, vũ khí bởi lực lượng chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan của cơ quan Hải quan, của các lực lượng khác như Quản lý thị trường, Công an... và thực tiễn các vi phạm lợi dụng phân luồng tờ khai đã được phát hiện xử lý (bao gồm xử lý hình sự) theo quy định của pháp luật.
Đối với công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, ma túy, theo thống kê từ năm 2016 đến tháng 10/2020, cơ quan Hải quan đã phát hiện, bắt giữ 81.644 vụ việc, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 10.421 tỷ đồng; cơ quan Hải quan đã khởi tố 245 vụ, chuyển cơ quan khác khởi tố 573 vụ.
Thời gian qua, cơ quan Hải quan đã phát hiện nhiều vụ việc buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy trong địa bàn hoạt động hải quan và đã phối hợp có hiệu quả với lực lượng Biên phòng trong việc bắt giữ, xử lý các đối tượng vi phạm như vụ việc bắt giữ 98 kg ma túy đá giấu trong 5 pho tượng gỗ do máy soi hành lý của cơ quan Hải quan phát hiện tại Hà Tĩnh; vụ bắt giữ 500 kg ketamin và 276 kg ma túy đá trong địa bàn hoạt động hải quan tại TP HCM...
Các quy định chồng chéo trong dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam với nhiệm vụ của cơ quan Hải quan được Tổng cục Hải quan phân tích chi tiết sẽ được Báo Hải quan đăng tải đầy đủ trong bài tiếp.
Giải quyết thủ tục hải quan cho lượng hàng hóa hơn 2.100 tỷ USD Thực hiện các quy định của Luật Hải quan năm 2014, Tổng cục Hải quan đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong thực hiện việc tạo thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển của thương mại; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách. Từ năm 2016 đến tháng 10/2020, cơ quan hải quan đã phát hiện, bắt giữ 81.644 vụ việc, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 10.421 tỷ đồng; cơ quan Hải quan đã khởi tố 245 vụ , chuyển cơ quan khác khởi tố 573 vụ. Trong giai đoạn 2015-2019, ngành Hải quan đã thực hiện thủ tục thống quan cho lượng hàng hóa với tổng kim ngạch hơn 2.100 tỷ USD. Trong đó, năm là 2015 đạt 327,76 tỷ USD; năm 2016 đạt 350,7 tỷ USD; năm 2017 đạt 425,12 tỷ USD; năm 2018 đạt 480,17 tỷ USD; năm 2019 đạt 517 tỷ USD. Kết quả này đã chứng minh vai trò tạo thuận lợi thương mại của ngành Hải quan thông qua tiến trình cải cách, hiện đại hóa hải quan mạnh mẽ, liên tục trong nhiều năm. Giai đoạn 2015-2019, ngành Hải quan đã thu nộp ngân sách gần 1,5 triệu tỷ đồng. Cụ thể, năm 2015 thu 262.309 tỷ đồng; năm 2016 thu 271.381 tỷ đồng; năm 2017 thu 297.075 tỷ đồng; năm 2018 thu 314.362 tỷ đồng; năm 2019 thu 348.711 tỷ đồng. Thực tế, từ hiệu quả thực hiện nhiệm vụ như đề cập ở, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính đã được Chính phủ tín nhiệm giao trọng trách là Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 Quốc gia) và Cơ quan Thường trực Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (ủy ban 1899). |
相关文章
随便看看