【kết quả đá bóng ngoại hạng anh】Đảm bảo chặt chẽ, không bị lợi dụng
作者:La liga 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 00:03:39 评论数:
Nên chọn đối tượng cụ thể
Góp ý về đối tượng áp dụng của dự thảo Thông tư, Vụ Pháp chế cho rằng, tại Công văn số 698/VPCP-KTTH, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ đạo: “Giao Bộ Tài chính lựa chọn một số DN để thí điểm áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan đối với DN có đủ điều kiện, qua đó tổng kết rút kinh nghiệm và đề xuất xây dựng, ban hành chế độ thực hiện chung trong cả nước”. Theo giải trình tại Tờ trình Thủ tướng Chính phủ số 01/TTr-BTC ngày 4-1-2011 thì chỉ chọn từ 30 đến 50 DN để thực hiện thí điểm. Tuy nhiên, tại dự thảo Thông tư không thể hiện giới hạn này, vì vậy rất dễ dẫn tới việc hiểu là DN nào đáp ứng được các điều kiện yêu cầu sẽ được áp dụng thí điểm chế độ ưu tiên, theo đó phạm vi đối tượng rộng. Vì vậy, Tổng cục Hải quan cân nhắc việc Thông tư áp dụng trên phạm vi rộng, nên chọn các DN cụ thể và đưa vào dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng thí điểm chế độ ưu tiên này. Thời gian thực hiện thí điểm chế độ ưu tiên cũng cần nêu rõ thời hạn thực hiện thí điểm tại Tờ trình Bộ và quy định cụ thể vào dự thảo Thông tư để các đơn vị biết và thực hiện.
Bên cạnh đó, thẩm quyền của cơ quan Hải quan trong việc công nhận và đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên cho DN, tại Luật Hải quan và Nghị định 154/2005/NĐ-CP không có quy định về việc cơ quan Hải quan có quyền chấp nhận và đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên cho DN. Vì vậy, Tổng cục Hải quan cân nhắc quy định này để đảm bảo không trái với quy định của Luật Hải quan và Nghị định 154/2005/NĐ-CP.
Cần quy định rõ các điều kiện
Góp ý chi tiết về nội dung cụ thể của dự thảo Thông tư, Vụ Pháp chế cho rằng: Quy định về địa bàn, đối tượng ưu tiên trong dự thảo Thông tư nên bỏ quy định “hàng hóa mua ở nội địa của DN ưu tiên được hưởng chế độ ưu tiên trên địa bàn cả nước”, bởi chỉ có hàng hoá XNK có liên quan đến hoạt động quản lý của cơ quan Hải quan, chỉ nên quy định DN được ưu tiên thì hàng hoá XNK của DN được hưởng chế độ ưu tiên, trên địa bàn cả nước.
Dự thảo Thông tư cũng nên bỏ quy định về “DN được ưu tiên trong XK hàng hóa có xuất xứ thuần túy Việt Nam, không thuộc diện chịu thuế XK hoặc có mức thuế suất thuế XK bằng 0%”, vì dự thảo Thông tư này chỉ quy định về thủ tục, việc quy định hàng hoá thuộc diện chịu thuế XK hoặc có mức thuế suất thuế XK bằng 0% đã được quy định tại Luật thuế XNK và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Về điều kiện của DN ưu tiên, Vụ Pháp chế cho rằng, không nên để điều kiện “tự nguyện đề nghị được công nhận là DN ưu tiên...”, vì đây không phải là điều kiện xác định DN có độ rủi ro thấp nhất và DN ưu tiên mà chỉ là thủ tục được công nhận là DN ưu tiên. Cùng với đó, quá trình tuân thủ pháp luật, đối với quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức xử phạt tối đa 10% số tiền thuế khai thiếu hoặc xử lý bằng hình thức phạt tiền không kèm hình thức phạt bổ sung. Theo Vụ Pháp chế, dự thảo cần quy định rõ số lần bị phạt để tránh trường hợp DN bị phạt nhiều lần mà vẫn được coi là đáp ứng điều kiện tuân thủ pháp luật.
Đối với quy định về thẩm quyền xác nhận việc tuân thủ pháp luật của DN của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Chi cục Quản lý thị trường tỉnh theo đề nghị của Tổng cục Hải quan, đề nghị bỏ vì quy định này tại dự thảo không thuộc thẩm quyền của Bộ. Trường hợp xét thấy cần thiết phải có ý kiến các đơn vị này trong việc thẩm định điều kiện của DN thì chỉ cần quy định theo hướng cơ quan Hải quan có văn bản lấy ý kiến các đơn vị này.
Đối với điều kiện về kim ngạch XNK và điều kiện về thực hiện chế độ kế toán minh bạch, theo Vụ Pháp chế, nên đưa các nội dung này vào các nội dung tương ứng tại quy định về các loại DN ưu tiên và các điều kiện công nhận DN ưu tiên. Còn quy định “tự nguyện đề nghị được công nhận là DN ưu tiên” nên đưa quy định này vào phần quy trình xét công nhận DN ưu tiên. Và quy trình “thu thập, phân tích thông tin của DN, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo tới từng DN...”. Theo Vụ Pháp chế, nên đưa quy định này vào phần trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong việc thực hiện xét công nhận DN ưu tiên.
Về hồ sơ đề nghị được công nhận DN ưu tiên, cần bổ sung mẫu “Văn bản đề nghị” và mẫu “Báo cáo tình hình chấp hành pháp luật” vào dự thảo Thông tư. Đối với hồ sơ đề nghị được công nhận DN ưu tiên, đề nghị quy định rõ số lượng phải nộp, bản chính hay bản sao để DN dễ thực hiện. Cùng với đó, bổ sung mẫu Giấy công nhận DN ưu tiên và Mẫu Quyết định gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên.
Phù hợp với quy định của pháp luật
Do thủ tục hành chính được quy định tại dự thảo Thông tư là thủ tục mới so với bộ thủ tục hành chính đã được Bộ Tài chính công bố, Vụ Pháp chế cho rằng, Tổng cục Hải quan cần xác định rõ tên thủ tục hành chính và các bộ phận cấu thành của thủ tục hành chính này. Trên cơ sở đó, thực hiện đánh giá tác động, tính toán chi phí của thủ tục hành chính này theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 63/2010/NĐ-CP. Đồng thời, sau khi Bộ ký ban hành Thông tư, đề nghị Tổng cục Hải quan trình Bộ ban hành Quyết định công bố thủ tục hành hành theo đúng quy định tại Điều 15, Nghị định 63/2010/NĐ-CP (Quyết định công bố thủ tục hành chính phải được ban hành chậm nhất trước 10 ngày làm việc tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành).
Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng cần rà soát kỹ dự thảo Thông tư để đảm bảo quy định tại dự thảo Thông tư phù hợp với các quy định của pháp luật, thực hiện đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: “Việc thí điểm thực hiện phải chặt chẽ, không để bị lợi dụng và đảm bảo tuân thủ chủ trương về đơn giản hoá thủ tục hành chính của Chính phủ”.
Thu Trang