当前位置:首页 > World Cup

【bong dalu.vip】“Chìa khóa vàng” cho kinh tế Việt Nam

“Chìa khóa vàng” cho kinh tế Việt Nam
FTA đem lại cơ hội lớn cho ngành dệt may,ìakhóavàngchokinhtếViệbong dalu.vip da giày

Những năm qua, Việt Nam đã tích cực và chủ động đàm phán, ký kết các FTA song phương và đa phương. Đến nay, Việt Nam đã chính thức tham gia 12 FTA với 56 nền kinh tế trên thế giới.

Tháng 7/1995, Việt Nam đã ký kết các điều ước quốc tế gia nhập ASEAN và chính thức tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào tháng 1/1996. Tiếp đó, Việt Nam đã tham gia một số FTA như: ASEAN- Trung Quốc (ACFTA) - thiết lập năm 2002; ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) - ký kết tháng 8/2006; Khu vực thương mại tự do ASEAN- Nhật Bản (AJFTA)...

Sau FTA Việt Nam- Chile ký thá ng 10/2011, từ giữa năm 2012 trở đi, tiến trình đàm phán các FTA được đẩy mạnh hơn. Cuối năm 2014, Việt Nam và các đối tác đã kế t thúc đàm phán 3 FTA song phương và đa phương: FTA Việt Nam với EU (EVFTA), với Hàn Quốc (VKFTA), với Liên minh Hải quan Nga- Belarus- Kazakhstan (VCUFTA). Đây là dấu mốc rất quan trọng của Việt Nam trên con đường hội nhập sâu hơn kinh tế thế giới.

Bên cạnh các FTA đã ký kết hoặc đã kết thúc đàm phán, Việt Nam còn đang tiếp tục đàm phán thêm 4 FTA bao gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); ASEAN-Hồng Kông; Việt Nam- Isarel. Trong đó, RCEP được nhận xét là một FTA thế kỷ, quy định các hoạt động thương mại của toàn vùng ASEAN.

Nhìn lại các FTA giữa Việt Nam với các đối tác cho thấy, Việt Nam luôn chủ động, tích cực tham gia đàm phán.

EVFTA được khởi động từ tháng 6/2012 tại Brussels (Bỉ), trải qua 10 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ. Cuối năm 2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Manuel Barroso đã có buổi thảo luận về kết thúc đàm phán FTA này, dự kiến được ký kết vào năm 2017, có hiệu lực vào năm 2018. EVFTA là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 quốc gia thành viên EU. Hai bên vẫn đang tiếp tục tập trung xử lý một số vấn đề then chốt để hướng tới việc thực hiện các cam kết đạt yêu cầu chất lượng cao và cân bằng trong tất cả các lĩnh vực đàm phán mở cửa thị trường (thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, mua sắm công) cũng như các quy định và quy tắc quản lý (đặc biệt là sở hữu trí tuệ), doanh nghiệp nhà nước và bảo hộ đầu tư...

Với EVFTA, Việt Nam sẽ có cơ hội thúc đẩy chặt chẽ mối quan hệ lâu năm với các nước Trung Âu và Đông Âu, tiếp cận nguồn công nghệ hiện đại, học hỏi kỹ năng quản lý, nâng cao tay nghề, tạo thêm việc làm cho người lao động, ổn định an sinh - xã hội. Chỉ riêng việc cắt giảm thuế quan sẽ làm tăng xuất khẩ u của Việt Nam sang EU lên khoảng 30 - 40%, cao hơn mức tăng xuất khẩu trước khi có EVFTA. Ngoài ra, EVFTA được kỳ vọng làm tăng phúc lợi và có tác động tích cực đến giảm nghèo.

“Chìa khóa vàng” cho kinh tế Việt Nam

Trong bối cảnh chính quyền mớ i của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có những thay đổi chính sách lớn, Mỹ chính thức rút khỏi TPP thì mọi niềm tin, hy vọng đều dồn vào EVFTA, bởi đây là cơ hội mới cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Việt Nam thâm nhập vào thị trường 28 nước thành viên EU.

FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) có hiệu lực từ ngày 5/10/2016, đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp cả hai bên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường có tổng GDP gần 2,2 tỷ USD, 183 triệu dân và ngược lại doanh nghiệp các nước EAEU sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường hơn 90 triệu dân của Việt Nam.

Bên cạnh đó, dù mới có hiệu lực được 1 năm nhưng VKFTA đã mang lại những kết quả đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam, giúp tăng kim ngạch thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc. VKFTA được đánh giá là FTA tận dụng hiệu quả nhất khi kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước không ngừng gia tăng trong suốt năm 2016 và đầu năm 2017. Tháng 1/2017, thị trường Hàn Quốc tăng trưởng đều cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu, tương ứng với con số 29,4% và 30%. Đây là thị trường được kỳ vọng tiếp tục có đột phá trong năm 2017. Mục tiêu kim ngạch hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc đạt tới 70 tỷ USD vào năm 2020 là hoàn toàn khả thi...

Việc tích cực tham gia đàm phán và ký kết các FTA đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam. Tuy nhiên, đi liền với đó là không ít thách thức đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam phải nỗ lực vượt bậc để đạt được thành công.

Các cam kết hội nhập một mặt tạo ra cơ hội lớn song có không ít thách thức. Các quốc gia ngày càng đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cao với hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tạo ra các rào cản thương mại.

Một điều đáng lo ngại là năng lực cạnh tranh của Việ t Nam còn thấp so với một số quốc gia là đối tác thương mại quan trọng như: Singapore, Malaysia, Indonesia… Theo Tổng cục Thống kê, xét về quy mô vốn, có tới 73,86% doanh nghiệp ngoài nhà nước là doanh nghiệp nhỏ, có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng. Do quy mô nhỏ, nên hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể đầu tư nhiều cho đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ngoài ra, khi Việt Nam tham gia nhiều FTA đồng nghĩa gia tăng nguy cơ khó kiểm soát được hàng hóa nhập khẩu do hàng rào thuế quan được gỡ bỏ, Việt Nam có thể trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhiều quốc gia, khó bảo vệ được sản xuất trong nước.

Thời gian tới, để thực hiện tiếp cam kết trong các FTA đã ký kết, Việt Nam sẽ phải tiếp tục giảm thuế , cạnh trạnh ở mức độ cao hơn và tập trung vào một số giải pháp tối ưu nhất để nắm chắc chiếc “chìa khóa vàng” này.

Trước hết, Việt Nam cần sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư phù hợp trong bối cảnh hội nhập, điều chỉnh dòng vốn FDI theo hướng thu hút có chọn lọc; chủ động điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu và thị trường trong nước; hoàn thiện chính sách thương mại tương ứng với điều kiện của Việt Nam và đồng nhất với các nội dung trong các FTA đã và sẽ tham gia.

Dự kiến đến năm 2020, khi toàn bộ 16 FTA mà Việt Nam tham gia đi vào thực thi, Việt Nam sẽ nằm trong mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn với 59 đối tác, trong đó có 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, 15/20 nước thuộc Nhóm G20 và nhiều nền kinh tế mới nổi khác.
TIN LIÊN QUAN
Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO: Những thành tựu khả quan

分享到: