您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kqbd u19 y】Kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo 正文

【kqbd u19 y】Kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo

时间:2025-01-09 13:11:17 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Ngân hàng Nhà nước: Các tổ chức tín dụng phải giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp Luật Các tổ chức kqbd u19 y

Ngân hàng Nhà nước: Các tổ chức tín dụng phải giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Cần tăng tính cạnh tranh để thu hút khách hàng Gần 90% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận năm 2023 tăng trưởng dương

Tạo hành lang pháp lý trong hoạt động xử lý nợ xấu

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết,ểmsoáthoạtđộngtíndụngchốngthaotúnglợiíchnhómsởhữuchékqbd u19 y Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Luật số 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã có những đóng góp quan trọng trong công tác quản lý cũng như tạo môi trường pháp lý ổn định cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại phiên họp

Luật các tổ chức tín dụng đã tạo hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động của các tổ chức tín dụng, tạo cơ sở để các tổ chức tín dụng nâng cao chất lượng công tác quản trị, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, tiếp cận dần với những chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong hoạt động ngân hàng.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, sau hơn 12 năm thực hiện với một lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2017, một số quy định tại Luật đã không còn phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn. Bên cạnh đó, yêu cầu về tăng cường chất lượng quản trị, điều hành tổ chức tín dụng đáp ứng với tình hình mới và chuẩn mực quốc tế đặt ra vấn đề cần phải xem xét để xây dựng Luật mới thay thế Luật các tổ chức tín dụng.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng, việc xây dựng dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về các tổ chức tín dụng, xử lý những vướng mắc, bất cập của Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành; luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, tiếp tục tạo hành lang pháp lý trong hoạt động xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sau khi Nghị quyết số 42 hết hiệu lực từ ngày 31/12/2023.

Cùng với đó, việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) để sửa đổi, bổ sung các quy định phòng ngừa rủi ro, tăng cường hơn nữa việc tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng; xây dựng công cụ để quản lý các tổ chức tín dụng, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ nhân sự quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng; phát hiện sớm vi phạm và xử lý kịp thời trách nhiệm của các cá nhân quản trị, điều hành tổ chức tín dụng; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng.

Mặt khác, việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) để sửa đổi, bổ sung các công cụ để bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời có sự tham gia của Thanh tra Chính phủ để quản lý, kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo; có quy định để kịp thời xử lý khi tổ chức tín dụng gặp rủi ro thanh khoản cũng như các biện pháp đặc biệt để xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Xác định rõ mức độ, nguyên nhân của tình trạng sở hữu chéo

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng với các lý do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Để bảo đảm tính hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đề nghị tiếp tục rà soát dự thảo Luật với quy định tại các luật liên quan để hoàn thiện dự thảo Luật, khắc phục tối đa những vướng mắc trong áp dụng, triển khai thực hiện quy định của Luật.

Kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu tại phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Trong đó, về tỷ lệ sở hữu cổ phần (Điều 55),Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần là một trong những biện pháp nhằm hạn chế sự can thiệp, chi phối của cổ đông lớn vào quản trị của tổ chức tín dụng, đồng thời tăng tính đại chúng của tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, đề nghị làm rõ hơn cơ sở đề xuất các tỷ lệ này và cần đánh giá rõ thực trạng sở hữu cổ phần tại các tổ chức tín dụng để xác định rõ mức độ, nguyên nhân của tình trạng sở hữu chéo để đề xuất giải pháp căn cơ, triệt để và xử lý được tình trạng sở hữu chéo hiện nay. Đồng thời, đánh giá kỹ lưỡng tác động, nhất là đối với các cổ đông hiện hữu sẽ phải giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần sau khi luật có hiệu lực và tác động đến thị trường chứng khoán.

Về giới hạn cấp tín dụng (Điều 127),ông Vũ Hồng Thanh đề nghị, cân nhắc việc sửa đổi các giới hạn cấp tín dụng, vì việc giảm tổng mức dư nợ cấp tín dụng sẽ tác động ngay đến nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa thực sự là kênh huy động vốn ổn định cho nền kinh tế và còn nhiều rủi ro.

Việc mở rộng định nghĩa về người có liên quan đồng thời với việc thu hẹp tổng mức tín dụng được cấp cho một khách hàng và người có liên quan sẽ gây tác động bất lợi kép cho cả khách hàng và ngân hàng. Bên cạnh đó, báo cáo đánh giá tổng kết chưa nêu rõ thực trạng cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng cũng như các rủi ro chủ yếu hiện nay, cũng như chưa thuyết minh việc đề xuất các tỷ lệ thay thế tại Luật hiện hành. Thông lệ quốc tế (quy định của các nước: Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia...) đều quy định ở mức tỷ lệ cao hơn so với quy định tại dự thảo Luật.

Về biện pháp can thiệp trong trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt, ông Vũ Hồng Thanh đánh giá, các biện pháp nêu tại Điều 148 chỉ bao gồm các biện pháp hỗ trợ từ “bên ngoài” (chủ yếu từ Ngân hàng Nhà nước) mà chưa có những biện pháp “tự thân” của tổ chức tín dụng để nhanh chóng khắc phục tình trạng rút tiền hàng loạt. Vì vậy, đề nghị nghiên cứu, rà soát, chỉnh sửa nội dung này.