【keo bong da tay ban nha】Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

[Cúp C2] 时间:2025-01-10 17:13:20 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:77次
Đẩy mạnh quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN Bàn giải pháp đổi mới hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Nghiên cứu sửa luật để giải quyết nhiều vướng mắc lớn
Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - nhìn lại và hướng tới
Hiện Nhà nước vẫn nắm 100% vốn tại công ty mẹ - Tập đoàn điện lực Việt Nam. Ảnh: TL

Nhiều dự án lớn được đẩy nhanh tiến độ

Tại cuộc tọa đàm "Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Nhìn lại và hướng tới", nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban), Phó Chủ tịch Ủy ban Hồ Sỹ Hùng chia sẻ, qua 5 năm đi vào hoạt động, Ủy ban đã thực hiện cơ bản đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với 19 tập đoàn, tổng công ty theo quy định tại Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018 của Chính phủ.

Trong đó, nổi bật là một số thay đổi tích cực như, cơ bản hoàn thành xử lý các công việc, nhiệm vụ do các bộ đang xử lý dở dang, tồn đọng kéo dài qua nhiều đời chính sách, quy định. Ủy ban vừa phải kiện toàn tổ chức, vừa phải thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với 19 tập đoàn, tổng công ty.

Để tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, Ủy ban cũng đã phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13) làm cơ sở pháp lý để đẩy mạnh phân công, phân cấp tại các tập đoàn, tổng công ty, do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu.

Sau 5 năm chuyển về Ủy ban quản lý, 19 tập đoàn, tổng công ty đã phê duyệt/triển khai thực hiện/hoàn thành đầu tư 185 dự án nhóm A, 455 dự án nhóm B. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các tập đoàn, tổng công ty, Ủy ban đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật để triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư.

Trong đó, một số dự án trọng điểm được đẩy nhanh tiến độ, là điểm sáng trong hoạt động của Ủy ban. Trong giai đoạn 2018-2023, Ủy ban đã tích cực chỉ đạo, phối hợp với các tập đoàn, tổng công ty thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển, với tổng giá trị đầu tư ước đạt 769.969 tỷ đồng.

Đối với một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công thương, đến nay, Ủy ban đã báo cáo, đề xuất và được cấp có thẩm quyền đồng ý phương án xử lý đối với 8/12 dự án, giao doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện.

Điều tiết vốn đầu tư giữa các doanh nghiệp nhà nước

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình hoạt động Ủy ban còn những tồn tại, hạn chế như một số công việc chưa bảo đảm thời hạn giải quyết theo quy định. Ủy ban còn phải tập trung nhiều cho việc định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển để thúc đẩy, định hướng kinh doanh; xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả với các bộ quản lý ngành liên quan trực tiếp và ảnh hưởng dẫn đến hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhà nước cần làm những việc lớn, việc khó, việc mới

Cho rằng hiệu quả của DNNN chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ, hiệu quả đầu tư chưa như kỳ vọng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thành Trung đề nghị cần đánh giá về tình hình thực hiện đầu tư và hiệu quả đầu tư của DNNN, xác định rõ những ngành, lĩnh vực ưu tiên đầu tư của DNNN trong giai đoạn tới và phát triển các DNNN quy mô lớn thực hiện vai trò tiên phong với phương châm “Lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, ngoại lực là quan trọng và đột phá”.

DNNN cần làm những việc lớn, việc khó, việc mới để tạo lực cho phát triển kinh tế, nhường dư địa phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ở những lĩnh vực khác.

Theo ông Phạm Văn Sơn - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, do quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với 19 tập đoàn, tổng công ty được chuyển từ 5 bộ về Ủy ban tại cùng một thời điểm nên khối lượng công việc phát sinh lớn; phạm vi, tính chất công việc rộng, phức tạp, liên quan tới 16 ngành kinh tế - kỹ thuật. Trong khi đó, nguồn lực còn thiếu và hạn chế cả về số lượng cũng như trình độ, năng lực cán bộ. Hệ thống hoàn thiện xây dựng mô hình Ủy ban tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước đối với cùng một đối tượng doanh nghiệp chưa được thể chế hóa bằng văn bản quy phạm pháp luật.

Nhìn lại những kết quả và cả những hạn chế, tồn tại 5 năm vừa qua, Phó Chủ tịch Ủy ban Hồ Sỹ Hùng cho biết một trong những nhiệm vụ, giải pháp ưu tiên trong những năm tiếp theo của Ủy ban để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đó là cần tiếp tục hoàn thiện mô hình; giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho phù hợp hơn.

Cùng với đó, tăng cường, tạo sự chủ động cho doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và tích cực phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả; về nguyên tắc không được can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp.

Giải pháp về căn bản, lâu dài là phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi quy định của Luật số 69/2014/ QH13 làm cơ sở pháp lý để đẩy mạnh phân công, phân cấp cho hội đồng thành viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu; tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc cho hoạt động của doanh nghiệp và Ủy ban…

Cũng theo lãnh đạo Ủy ban, xuất phát từ thực tế khi doanh nghiệp huy động nguồn vốn cho dự án khó khăn, trong khi có những doanh nghiệp có nhiều vốn nhàn rỗi, tiến tới đây sẽ đề xuất sửa đổi các quy định để có thể điều tiết được các nguồn vốn đầu tư giữa các DNNN; kết nối hoạt động kinh doanh giữa các Tập đoàn, Tổng công ty theo chuỗi; điều động, bổ sung cán bộ có chuyên môn, năng lực giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa Ủy ban với doanh nghiệp...

Năm 2023, 19 tập đoàn, tổng công ty dự kiến đầu tư 260.000 tỷ đồng

Theo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, 19 tập đoàn, tổng công ty sau khi chuyển về Ủy ban có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục, ổn định; thể hiện được vai trò nòng cốt trong một số ngành, lĩnh vực; đóng góp đáng kể vào nguồn thu của ngân sách nhà nước.

So với năm 2018 (thời điểm chuyển về Ủy ban), theo báo cáo tài chính của các tập đoàn, tổng công ty đến thời điểm cuối năm 2022, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất tăng từ 1 triệu 055 nghìn tỷ đồng lên 1 triệu 154 nghìn tỷ đồng; tổng tài sản hợp nhất tăng từ 2 triệu 360 nghìn tỷ đồng lên 2 triệu 491 nghìn tỷ đồng (chiếm tỷ lệ khoảng 63% tổng vốn chủ sở hữu và 65% tổng tài sản của doanh nghiệp nhà nước trong cả nước). Về cơ bản, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đạt được hàng năm có sự tăng trưởng.

Tính riêng trong năm 2022, tổng doanh thu hợp nhất đạt 1 triệu 871 nghìn tỷ đồng chiếm 20% GDP cả nước (tăng 0,6% so với năm 2018). Tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty đạt đạt 103 nghìn 310 tỷ đồng, tổng giá trị nộp ngân sách nhà nước hợp nhất đạt 227 nghìn 990 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023, các tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban dự kiến đầu tư khoảng 260.000 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực năng lượng (EVN, PVN, TKV, Petrolimex) là 166.676 tỷ đồng; lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải (ACV, VEC, Đường sắt, Hàng không, Hàng hải) là 49.571 tỷ đồng; lĩnh vực công nghiệp (Hóa chất, thuốc lá) là 1.804 tỷ đồng; lĩnh vực nông nghiệp (cao su, cà phê, lâm nghiệp, lương thực miền Bắc và miền Nam) 4.851 tỷ đồng; lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin (VNPT, MobiFone) là 17.300 tỷ đồng; lĩnh vực đầu tư kinh doanh vốn (SCIC) là 4.700 tỷ đồng.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接