【ty le cuoc bong da hom nay va ngay mai】Tẩy chay vắc xin: Hệ lụy khôn lường!

 人参与 | 时间:2025-01-25 11:40:36
tay chay vac xin he luy khon luong
Nhiều trẻ đang mắc sởi với biến chứng nặng đang điều trị tại các cơ sở y tế do cha mẹ bỏ quên tiêm chủng. Ảnh: DN

Bài học đau đớn

Trong lần đi tác nghiệp tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương vừa qua,ẩychayvắcxinHệlụykhônlườty le cuoc bong da hom nay va ngay mai phóng viên đã tiếp xúc với một ca bệnh khá đặc biệt. Một bệnh nhi quê ở Phú Thọ đang phải điều trị tích cực vì biến chứng nặng của dịch sởi do cha mẹ thờ ơ, không quan tâm đến việc đưa trẻ đi tiêm vắc xin sởi. Chia sẻ với phóng viên, người mẹ này tỏ ra rất hối hận bởi hành động của mình đã suýt tước đi sự sống của đứa con yêu quý.

Tại một số cơ sở y tế khác như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương hay Bệnh viện Xanh Pôn... do dịch sởi phát triển mạnh, các bác sỹ đã phải điều trị rất vất vả cho bệnh nhi. Có những bệnh nhi may mắn khi bệnh nhẹ, song số ca không may mắn lại rất nhiều với các biến chứng nặng, nguy hiểm, điều trị tốn kém.

Bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, những ngày đầu năm 2019 dịch sởi bùng phát mạnh, tăng gấp 14 lần so với cùng kỳ năm 2018, ngoài nguyên nhân chu kỳ dịch 5 năm/lần còn là tình trạng người dân không đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin sởi, dù đây là vắc xin nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia.

Nói về hệ lụy của việc tẩy chay vắc xin, theo bác sỹ Dũng, nếu tình trạng này lan rộng, những dịch bệnh tưởng như đã được khống chế hàng chục năm trước sẽ quay trở lại và chúng ta sẽ phải trả giá bằng sinh mạng của hàng loạt trẻ em. Minh chứng cho điều này, bác sỹ Dũng nhắc lại bài học đau lòng về dịch sởi năm 2014 khiến nhiều trẻ tử vong. Đó là hậu quả của trào lưu tẩy chay vắc xin sởi của chương trình tiêm chủng mở rộng cuối năm 2013 gây ra.

Thực tế, trong lịch sử y học, vắc xin được thừa nhận là một phát minh vĩ đại. Vắc xin đẩy lùi nhiều dịch bệnh, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em và ngăn chặn những khuyết tật ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều luồng thông tin cực đoan, chưa chính xác cho rằng vắc xin có nhiều tác hại và họ hưởng ứng cái gọi là phong trào “anti vắc xin- tẩy chay vắc xin” đến mức Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lên tiếng cảnh báo tình trạng này là 1 trong 10 mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe toàn cầu.

Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, nhờ sử dụng vắc xin dự phòng, nhiều bệnh truyền nhiễm đã được thanh toán, loại trừ hoặc giảm đáng kể số mắc, số chết. Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, đạt mục tiêu loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005, bệnh bạch hầu giảm 585 lần, ho gà giảm 937 lần, uốn ván sơ sinh giảm 59 lần, sởi giảm 573 lần.

Song ông Phu cũng phải thắng thắn thừa nhận, nguy cơ của các dịch bệnh trên vẫn tiềm ẩn. Do vậy, việc tiêm chủng phòng bệnh là hết sức quan trọng trong việc duy trì các thành quả mà Việt Nam đã đạt được. “Nếu như không duy trì tỷ lệ tiêm chủng chắc chắn là dịch bệnh sẽ bùng phát và tất cả cộng đồng sẽ gánh chịu hậu quả. Chính vì vậy Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm đã quy định tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch là tiêm chủng bắt buộc”, ông Phu nói thêm.

Thực tế, tỉ lệ tiêm chủng ngừa các bệnh có vắc xin vẫn chưa đạt, do người dân vẫn e ngại phản ứng sau tiêm. Năm 2013, vắc xin 5 trong 1 sử dụng lúc đó là Quinvaxem liên quan nhiều phản ứng có hại, trước sức ép của dư luận, Bộ Y tế buộc phải tạm dừng sử dụng trong 5 tháng và tỷ lệ bao phủ của chương trình tiêm chủng mở rộng giảm sâu. Hệ quả, năm 2014, dịch sởi đã bùng phát, cướp đi tính mạng của hàng trăm trẻ.

Và năm nay, diễn biến dịch sởi khá giống với đỉnh dịch năm 2014 khi cuối năm 2018, cả nước trong quá trình chuyển đổi vắc xin 5 trong 1, loại vắc xin mới được đưa vào sử dụng là ComBE Five lại bị nghi ngờ liên quan nhiều trường hợp tai biến sau tiêm. Và thế là đầu năm 2019 dịch sởi bùng phát mạnh, số ca mắc gấp 14 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Đừng để trẻ mang bệnh do cha mẹ thiếu hiểu biết

Bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng cho rằng, những người có tư tưởng chống lại tiêm vắc xin là do chưa hiểu hết vấn đề. Bởi vì, bất kỳ loại vắc xin nào dù tốt đến đâu cũng không bảo đảm an toàn tuyệt đối như mong muốn, bởi vì tiêm vắc xin tức là đưa một kháng nguyên lạ vào trong cơ thể. Mỗi cá thể sẽ có phản ứng với vắc xin ở các mức độ khác nhau và hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi trong 24 giờ. Tuy nhiên một số rất ít cơ thể lại có phản ứng mạnh với vắc xin như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là sốc phản vệ và tử vong.

“Thực tế, nhiều trường hợp tiêm cùng một lô vắc xin, thậm chí tiêm cùng một lọ vắc xin lại có trẻ có phản ứng rất nghiêm trọng, trong khi tất cả các trẻ khác hoàn toàn bình thường và đó là do phản ứng cá thể cơ địa của từng người với vắc xin chứ không phải do chất lượng vắc xin. Do vậy cha mẹ không nên cực đoan, thiếu hiểu biết, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng trẻ”, bác sỹ Dũng khuyến cáo.

Về trào lưu “anti vắc xin” của nhiều bà mẹ, bác sỹ Trần Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng cho rằng, nếu tình trạng tẩy chay vắc xin xảy ra ở một vài trẻ, một vài gia đình, thiệt thòi, đau đớn sẽ thuộc về những người đó, song nếu tình trạng này xảy ra với một nhóm lớn, một cộng đồng có tổ chức, đau đớn sẽ là cả một thế hệ. Vậy nên, không phải ngẫu nhiên mà Đảng, Nhà nước ta đã bỏ ra số kinh phí rất lớn để mua vắc xin về và tiêm chủng miễn phí cho người dân. Nhà nước bỏ tiền ra lo cho dân vì biết rằng, nếu để bệnh dịch xảy ra thì sẽ tốn kém nhiều hơn so với bỏ tiền ra để tiêm ngừa vắc xin cho cộng đồng.

Không chỉ tiến hành nhiều biện pháp tuyên truyền đưa trẻ đi tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch, theo ông Phu, Bộ Y tế quy định, trẻ từ sơ sinh đến dưới 5 tuổi bắt buộc phải tiêm vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng để phòng 10 loại bệnh truyền nhiễm. Bố, mẹ không đưa trẻ đi tiêm chủng sẽ bị phạt tiền.

Cụ thể, theo quy định tại Thông tư 38/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, từ ngày 1/1/2018, có 10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vắc xin cho trẻ từ sơ sinh đến dưới 5 tuổi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, gồm viêm gan vi rút B; lao; bạch hầu; ho gà; uốn ván; bại liệt; Haemophilus influenzae týp b; sởi; viêm não Nhật Bản B; rubella.

Còn khoản 1 điều 8 Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng- 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng”.

Hi vọng với những nỗ lực của ngành Y tế trong việc nâng cao tỷ lệ tiêm chủng vắc xin thời gian qua, kiểm soát chất lượng vắc xin người dân sẽ tạm yên tâm hơn để đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, hạn chế sự bùng phát của nhiều loại bệnh dịch nguy hiểm.

tay chay vac xin he luy khon luongHà Nội: Dịch sởi chưa có dấu hiệu hạ nhiệt
tay chay vac xin he luy khon luongTiếp tục tiêm vắc xin ComBE Five
tay chay vac xin he luy khon luongSố ca mắc sởi tăng nhanh nhưng người dân vẫn thờ ơ với tiêm vắc xin
tay chay vac xin he luy khon luongĐáng lo nhiều bệnh nhân cúm nặng nhập viện
顶: 97踩: 2