【feyenoord đấu với waalwijk】Doanh nghiệp châu Á đua nhau quảng bá thương hiệu tại Olympics
Các công ty trên toàn cầu nhân dịp này đã cố gắng giành một “miếng bánh” thông qua tài trợ,ệpchâuÁđuanhauquảngbáthươnghiệutạfeyenoord đấu với waalwijk khen thưởng và những thỏa thuận thương mại khác.
Cách dễ nhất và nhanh nhất đơn giản là tài trợ cho Olympic. Danh hiệu nhà tài trợ giúp một công ty thu hút được sự chú ý. Samsung Electronics - Nhà sản xuất thiết bị điện máy của Hàn Quốc là đối tác chính thức của Olympic Rio 2016 và là nhà tài trợ cho hàng loạt các sự kiện thể thao trên khắp thế giới – đã thực sự ưa thích cách làm này.
Không những là nhà tài trợ, Samsung cũng đã phát hành một phiên bản giới hạn của Galaxy S7 dành riêng cho Olympic. Biểu tương 5 vòng tròn của Olympic được in trên vỏ điện thoại, hiển thị trên màn hình khóa và màn hình nền. Công ty này đã phát ra 12.500 chiếc điện thoại cho các vận động viên và những người tham gia công tác tổ chức Olympic Rio 2016.
Đại diện thương hiệu Samsung giới thiệu Samsung Galaxy S7 phiên bản giới hạn dành riêng cho Olympic trong một sự kiện của Samsung ở Sao Paulo, Brazil. Ảnh nguồn: Samsung. |
Samsung đang đứng đầu về thị phần điện thoại thông minh trên toàn cầu, nhưng nó đang dần bị chiếm lĩnh bởi các nhà sản xuất của Trung Quốc như Huawei Technologies. Bằng việc phát ra cho các vận động viên Olympic, những người có ảnh hưởng lớn trên truyền thông, Samsung hy vọng lấy lại được thi phần đã mất.
Hãng đồ thể thao của Trung Quốc 361 Degrees International cũng là một nhà tài trợ chính thức của Rio 2016. Hãng này cung cấp tất cả trang phục cho các tình nguyện viên, kỹ thuật viên và những người tham gia lễ rước đuốc. Đây cũng là lần đầu tiên hãng này tham gia tài trợ cho một kỳ thế vận hội.
“Chúng tôi muốn nắm lấy cơ hội này để giới thiệu tới người hâm mộ thể thao Brazil và trên toàn thế giới thương hiệu và sản phẩm thể thao của Trung Quốc”, ông Ding Wuhao, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của hãng này chia sẻ.
Nếu tài trợ cho một sự kiện quá tầm với, thì tài trợ cho một đội tuyển quốc gia là một sự lựa chọn. Như Tập đoàn Edelweiss, khối liên kết các thể chế tài chính đa dạng, là nhà tài trợ chính cho đoàn thể thao Ấn Độ. Hãng bảo hiểm nhân thọ Edelweiss Tokio đã tuyên bố chính sách bảo hiểm trị giá 10 triệu rupee (gần 150.000 USD) cho mỗi vận động viên của đoàn thể thao Ấn Độ tại kỳ Olympic mùa hè.
“Ông lớn” ngành sữa Amul cũng chi ra tổng cộng 10 triệu rupee cho một suất tài trợ chính thức, trong khi Reliance Jio - nhánh sản xuất sản phẩm công nghệ của tập đoàn công nghiệp Reliance cũng đã chi ra 40 triệu rupee cho dịp này.
Ở Trung Quốc, Anta Sports đã là đối tác chính thức của Ủy ban Olympic từ năm 2009, cung cấp đồng phục cho các vận động viên. Ở thế vận hội Rio, tất cả vận động viên lên bục nhận huy chương đều mặc bộ đồ “Rồng đỏ vô địch” của Anta.
“Anta Sports đã luôn ủng hộ nhiệt tình sự phát triển của thể thao Trung Quốc”, Ding Shizhong, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Anta Sports phát biểu. “Rước chiếc đuốc mang tinh thần thể thao trong nhiều chiến dịch marketing ở Trung Quốc, chúng tôi chia sẻ sứ mệnh mang đến cơ hội cho công chúng được trải nghiệm văn hóa và linh hồn của thế vận hội Olympic”.
Các công ty của Malaysia thì lại tham gia vào Olympic trong một thỏa thuận cụ thể. Trước khi Olympic bắt đầu, đã có những lo ngại về virus Zika lây lan ở Brazil. Hãng công nghệ sinh học Entogenex Industries đã tài trợ cho các vận động viên Malaysia kem chống sốt xuất huyết. Trong khi hãng đồ hóa mỹ phẩm Pax Flora đưa ra bộ sản phẩm chống muỗi chăm sóc toàn thân…
Ở Nhật Bản, hãng đồ thể thao Xebio Holdings nhận thấy tốc độ bán dụng cụ thể thao và các sản phẩm liên quan đến Olympic tăng nhanh kể từ khi thế vận hội khởi động. Áo phông in chữ Japan và hình cờ là những sản phẩm đặc biệt bán chạy.
Thậm chí ở Campuchia, nơi người dân không dành nhiều sự quan tâm cho Olympic, các công ty đã rất nhiệt tình tài trợ cho 6 vận động viên tham gia. NagaWorld, một khách sạn và tổ hợp thể thao ở Phnon Penh, đã tuyên bố họ sẽ tặng thưởng 20.000 USD cho bất kỳ ai mang về huy chương vàng, 12.000 USD cho huy chương bạc và 8.000 USD cho huy chương đồng.
Cả những công ty không tài trợ cho Olympic cũng vui mừng vì kinh doanh khởi sắc. Pou Chen - hãng sản xuất giầy lớn nhất thế giới tại Đài Loan - nhận các đơn đặt hàng của Nike, Adidas và New Balance, cho biết họ tin rằng Olympic giúp thúc đẩy thị trường. Người phát ngôn của Pou Chen là Amos Ho nói rằng, trong suốt 16 năm qua, doanh thu của họ luôn có một cú vọt mỗi lần thế vận hội mùa hè diễn ra. Đôi lúc, nó lên đến hơn 10%.
“Chúng tôi thực sự nghĩ rằng sự kiên thể thao toàn cầu này giúp tạo ra nhu cầu thiết thực từ người tiêu dùng và các cơ hội kinh doanh”, ông Ho nói thêm.
Các doanh nghiệp của Singapore cũng cùng tham dự lễ diễu hành Olympic. Có vẻ như vận động viên bơi Joseph Schooling đã thu hút được sự chú ý của họ. Các công ty như công ty viễn thông Singapore và Cerebos Pacific đã đăng quảng cáo nguyên một trang trên nhật báo Chủ Nhật để chúc mừng Schooling.
Vận động viên giành huy chương vàng môn bơi Joseph Schooling được chào đón khi về nước tại sân bay Changi, Singapore, 15/8. Ảnh nguồn: Reuters. |
Điều này giúp kích hoạt ngành công nghiệp quảng cáo ở địa phương, khi trong quá khứ họ có rất ít lý do để tham gia vào các chiến dịch liên quan đến Olympic.
“Tôi chắc rằng các thương hiệu đã bắt đầu nói chuyện với anh ấy rồi”, Giri Jadhav, Phó Chủ tịch của hãng Ogilvy & Mather nói. Trong một quốc gia nhỏ nơi các ngôi sao thể thao là của hiếm, “nó là sự khởi đầu một chương mới trong ngành quảng cáo khi có một thần tượng”.
Còn theo Li Ning, cựu vận động viên đã từng giành huy chương vàng Olympic của Trung Quốc, người sáng lập ra hãng đồ thể thao đặt theo tên anh, việc tài trợ, khen thưởng và quảng cáo đã bỏ qua điểm cốt yếu. “Chúng tôi đã thực hiện một số chiến dịch trong một số kỳ Olympic, nhưng giờ đây chúng tôi không còn làm việc này nữa”, anh nói.
Tuy nhiên, công ty của Li vẫn tài trợ cho hai vận động viên bóng bàn Ma Long và Ding Ning ở Rio. “Chúng tôi không cần tất cả mọi người mặc đồ thương hiệu Li Ning lên nhận huy chương”, Li nói. “Điều đó không mang lại nhiều lợi ích. Mục đích chính của sự kiện như thế này là tạo cảm hứng cho nhiều người tham gia vào các môn thể thao như lặn, cầu lông, bóng bàn. Những môn thể thao này là những gì chúng tôi có thể bán”./.
Ngọc Trang (theo Asia Nikkei Review)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- ·Sản xuất công nghiệp giảm: Không bình thường
- ·Hải quan Bình Dương cần kiểm soát chặt về gian lận xuất xứ hàng hóa
- ·Quảng Ninh đẩy mạnh công tác chống buôn lậu
- ·Google chi 1 tỷ USD cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định
- ·Kết quả bóng đá Cup C1 hôm nay 6/11
- ·Ngành giấy đang gặp khó
- ·Chưa được miễn thuế vì Hiệp định thương mại chưa có hiệu lực
- ·Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại
- ·Real Madrid 1
- ·Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- ·Gần 300 golfer tham dự lễ hội Golf Việt Nam Nha Trang 2024
- ·Ngành Hải quan thu ngân sách 9 tháng đạt 214 nghìn tỷ đồng
- ·Đà Nẵng: Thu ngân sách hơn 31,4 tỷ đồng từ chống buôn lậu
- ·Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...
- ·Tuyển Việt Nam cần Nguyễn Filip đổi vận ở AFF Cup 2024
- ·Luật Tài nguyên nước ưu tiên hồi sinh các ‘dòng sông chết’
- ·Hải quan TP. Hồ Chí Minh phát hiện hơn 328 tỷ đồng thuế phải thu thêm từ hậu kiểm
- ·Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- ·Hà Giang: Làm giàu từ cây chít