Lĩnh vực nhiều lao động mất việc làm tập trung ở ngành may mặc,ầngấprútđàotạocholaođộngmấtviệcvìdịcúp c2 uefa europa league giày da. Ảnh: Minh Anh Lao động nộp hồ sơ thất nghiệp tăng 70% Ông Nguyễn Văn Khiêm - Tổng giám đốc Công ty CP Giầy Thượng Đình cho biết, công ty bị thiệt hại rất lớn trong đợt dịch Covid-19. Nguồn nguyên liệu của công ty phụ thuộc vào đối tác Trung Quốc, tuy hiện nay cửa khẩu 2 nước đã thông quan nhưng việc nhập nguyên liệu vẫn còn khó khăn, chưa thông suốt như thời điểm trước dịch. Hơn nữa, trong đợt này, bên châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản là các đối tác xuất khẩu của công ty, cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nên nhiều đơn hàng công ty đã ký hợp đồng nhưng đối tác chưa nhận hàng. Công ty cũng không phát triển được đơn hàng mới. Doanh số bán hàng của công ty giảm đến 40%. Công ty đang phải hoạt động cầm chừng và buộc phải yêu cầu công nhân giãn việc, nghỉ việc luân phiên. “Nếu trước kia công nhân làm 6 ngày/tuần thì nay công nhân chỉ làm 3 - 4 ngày/tuần. Thu nhập của công nhân cũng giảm đi” - ông Khiêm cho biết. Vốn đang làm cho một công ty lắp ráp phụ tùng điện tử tại Khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh, chị Đặng Thị Hằng cùng hơn 20 công nhân bị công ty cho nghỉ việc hơn 1 tháng nay với lý do công ty ít việc, giảm đơn hàng. Vừa phải lo tiền nhà trọ, chị Hằng vừa phải đôn đáo đi xin việc khắp nơi. Chị Hằng cho biết: “Lương công nhân chẳng đáng là bao, hết việc là hết tiền, nên khi bị công ty cho nghỉ đột ngột, tôi rất lo lắng. Mấy hôm nay, tôi đã nộp hồ sơ xin việc tại mấy công ty. Thực ra, ở khu công nghiệp này, rất nhiều công ty tuyển lao động phổ thông, nhưng tìm công việc phù hợp với sức khỏe của mình cũng khó”. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), trong tháng 2 vừa qua, đã có 47.164 người nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), tăng 59,2% so với tháng 1/2020 (29.839 người) và tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 2, tình trạng lao động mất việc làm nộp hồ sơ BHTN tập trung nhiều nhất ở TP. Hồ Chí Minh, với 9.872 người (tăng 80,67% so với tháng trước và tăng 57,57% so với cùng kỳ năm trước). Tiếp đến là Bình Dương, với 3.835 người (tăng 22,2% so với tháng trước và tăng 70,8% so với cùng kỳ năm trước). Nhóm doanh nghiệp có nhiều lao động mất việc làm là doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Lĩnh vực nhiều lao động mất việc làm tập trung ở ngành may mặc, giày da... Bộ LĐ-TB&XH ước tính, nếu dịch Covid-19 có diễn biến đi ngang như hiện nay, số lao động bị giảm giờ làm hoặc mất việc trong tháng 3 sẽ từ 440 - 880 nghìn người. Nếu dịch Covid-19 bùng phát, số lao động bị giảm giờ làm hoặc mất việc trong tháng 3 sẽ từ 880 nghìn đến 1,32 triệu người. Với các kịch bản trên thì ngay trong tháng 3 này áp lực về người lao động mất việc làm sẽ tăng ít nhất 2 lần so với cùng kỳ năm 2019. Ước tính các ngành công nghiệp chế biến - chế tạo, vận tải và kho bãi, du lịch sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất, với số người chịu ảnh hưởng chiếm khoảng 75 - 85% tổng số bị ảnh hưởng theo các ước tính ở trên. Tăng cường đào tạo nghề dự phòng cho người lao động Để hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH đã đưa ra 6 giải pháp như tạm dừng đóng quỹ bảo hiểm hưu trí, tử tuất; miễn đóng hoàn toàn BHTN cho người bị mất việc, ngừng việc do tác động của Covid-19; sử dụng kết dư của quỹ BHTN cho việc đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng, tay nghề của người lao động; hỗ trợ doanh nghiệp tiền để trả lương trong trường hợp người lao động nghỉ việc; chính sách tín dụng với người lao động, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ hợp tác, hợp tác xã; tạm hoãn đóng quỹ công đoàn cho các doanh nghiệp. Đánh giá về các đề xuất hỗ trợ của Bộ LĐ-TB&XH, ông Khiêm cho biết, chính sách hoãn, giãn hoặc chậm nộp một vài khoản nộp bắt buộc đang được đề xuất là rất cần thiết, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp có thêm nguồn tiền chi trả cho người lao động, giữ chân người lao động. Tuy nhiên ông Khiêm cũng cho rằng, số kinh phí đóng các loại quỹ hưu trí, tử tuất, BHTN chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong công ty, vì vậy, công ty mong muốn Nhà nước có chính sách hỗ trợ về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Về phía người lao động, chị Hằng cho rằng, ngoài chính sách hỗ trợ về BHTN, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ về nhà ở cho công nhân như xây dựng các khu nhà trọ giá rẻ cho công nhân làm việc xa nhà, xây dựng trường mầm non dành cho con em của công nhân. Cùng với đó, nên đẩy mạnh công tác tư vấn pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Về góc độ chuyên gia, ông Lê Quang Trung - nguyên Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng, trước mắt, Nhà nước cần tập trung giải quyết chế độ cho lao động thất nghiệp, để người lao động có một khoản kinh phí trang trải cuộc sống. Về lâu dài, cần tập trung cho công tác đào tạo, đào tạo nghề dự phòng cho người lao động, để người lao động có nhiều phương án ứng phó với tình hình kinh tế - xã hội biến đổi khôn lường. Việc đào tạo không chỉ tập trung vào đào tạo nghề mới, đào tạo nâng cao trình độ, mà còn đào tạo cả về kỹ năng, thái độ làm việc, để người lao động làm việc chuyên tâm, chuyên nghiệp. Đối tượng cần đào tạo nên tập trung vào lao động dễ mất việc làm, lao động nữ. Cũng theo ông Trung, cần thiết phải có gói chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đào tạo. Đối với doanh nghiệp khó khăn, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tiền lương trong quá trình đào tạo để doanh nghiệp chi trả cho cán bộ đào tạo và lao động được đào tạo. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải có phương án quản lý chặt chẽ, hiệu quả nguồn kinh phí, tránh trục lợi kinh phí đào tạo./. Bùi Tư |