当前位置:首页 > Cúp C1

【kết quả bóng đá serie a brazil】Nhiều sai phạm về khai báo, xuất xứ bị phát hiện qua xác định trọng điểm

Phát hiện nhiều điểm chứa trữ hàng vi phạm lớn
Xác định tuyến,ềusaiphạmvềkhaibáoxuấtxứbịpháthiệnquaxácđịnhtrọngđiểkết quả bóng đá serie a brazil địa bàn, hàng hóa trọng điểm về buôn lậu
Khai sai mã một công ty bị truy thu, xử phạt gần 6 tỷ đồng
Hàng hóa vi phạm của Công ty TNHH Hàng thủ công Xin Dong Ya Việt Nam  	Ảnh tư liệu Tạp chí Hải quan.
Hàng hóa vi phạm của Công ty TNHH Hàng thủ công Xin Dong Ya Việt Nam Ảnh tư liệu Tạp chí Hải quan.

Xác định trọng điểm theo tuyến địa bàn, mặt hàng

Theo Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan), năm 2021, trong công tác phân tích đánh giá rủi ro, xác định trọng điểm theo tuyến đường biển, đơn vị đã đôn đốc, phối hợp với các cục hải quan địa phương tăng cường phân tích xác định trọng điểm (theo Quyết định 2218/QĐ-TCHQ ngày 26/8/2020 của Tổng cục Hải quan) để ngăn ngừa, phát hiện, kiểm soát chặt các đối tượng rủi ro và tạo thuận lợi cho DN tuân thủ tốt. Đồng thời chủ động hướng dẫn, xử lý các vướng mắc liên quan đến công tác xác định trọng điểm tại tuyến đường biển.

Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý rủi ro đã ban hành công văn yêu cầu tăng cường kiểm soát rủi ro đối với hàng bách hóa, tiêu dùng. Cùng với đó, ban hành công văn yêu cầu 4 cục hải quan có cảng biển lớn (gồm: TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Bà Rịa-Vũng Tàu) tăng cường áp dụng biện pháp kiểm soát rủi ro như soi chiếu, kiểm tra thực tế, khám xét vắng mặt người khai hải quan... đối với các lô hàng tồn tại cảng quá 30 ngày chưa đến làm thủ tục có dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm.

Trên cơ sở các hồ sơ địa bàn, hồ sơ rủi ro, văn bản chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý rủi ro đã rà soát dữ liệu, phân tích thông tin, tập trung xác định các đối tượng trọng điểm thuộc một số loại hình, lĩnh vực, ngành hàng rủi ro và áp dụng đồng bộ, linh hoạt các biện pháp kiểm soát rủi ro đối với các lô hàng có dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm được vận chuyển theo tuyến đường biển. Qua đó, đơn vị đã cung cấp thông tin đối tượng trọng điểm, cảnh báo rủi ro cho các đơn vị nghiệp vụ để tiếp tục xử lý theo chức năng, thẩm quyền. Cụ thể, cung cấp thông tin về 16 lô hàng trọng điểm và 5 DN rủi ro cao cho Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), thông tin về 3 lô hàng trọng điểm cho Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cái Mép (Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu)…

Trong đó, cung cấp thông tin về 5 lô hàng tiêu dùng trọng điểm qua hình ảnh soi chiếu phát hiện nghi vấn và tồn quá 90 ngày tại cảng Hải Phòng cho Cục Điều tra chống buôn lậu xử lý. Kết quả khám xét, lực lượng Hải quan đã phát hiện số lượng lớn hàng hóa NK không khai báo, hàng hóa NK có điều kiện, hàng cấm trong 4 lô hàng như mỹ phẩm, thực phẩm, rượu, dầu gội, đồ gia dụng, quần áo mới, quần áo cũ đã qua sử dụng, hàng điện tử đã qua sử dụng…

Tại cảng Cái Mép, Cục Quản lý rủi ro chuyển giám sát trực tuyến một lô hàng chứa động cơ đã qua sử dụng. Lô hàng này đã được điều chỉnh 2 lần (từ người nhận hàng tại Việt Nam sang DN tại Campuchia; sau đó điều chỉnh người nhận hàng tại Campuchia sang DN tại Lào) để hợp thức hóa hàng quá cảnh là động cơ đã qua sử dụng.

Phát hiện nhiều vi phạm

Cũng qua phân tích đánh giá rủi ro, xác định trọng điểm, lực lượng Hải quan các cấp đã phát hiện nhiều vụ gian lận xuất xứ, khai báo sai, NK hàng hóa không đáp ứng điều kiện; phải kiểm tra chuyên ngành mà không có thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành… Điều đáng nói, có DN khai báo là nhập nguyên liệu gia công sản xuất xuất khẩu từ Trung Quốc nhưng lại NK hàng thành phẩm ghi “Made in Vietnam”.

Cụ thể, Cục Quản ly rủi ro đã phát hiện 7 lô hàng vi phạm về hàng không có nhãn hàng hóa, khai sai xuất xứ, hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo.

Điển hình là từ kết quả phân tích, xác định trọng điểm của Cục Quản lý rủi ro, lực lượng Hải quan đã phát hiện lô hàng cập cảng Cát Lái của Công ty TNHH hàng thủ công XIN DONG YA Việt Nam khai báo là nguyên liệu gia công sản xuất xuất khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, toàn bộ hàng hóa là 194.700 chiếc túi xách thân thiện với môi trường, mới 100%, trên thùng carton ghi "Made in Vietnam".

Qua xử lý, DN trên đã thừa nhận hành vi khai sai so với thực tế hàng NK và NK hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam, tổng trị giá hàng vi phạm 643 triệu đồng; tiền xử phạt là 105 triệu đồng và tịch thu toàn bộ tang vật.

Tương tự, lô hàng cập cảng Hải Phòng của Công ty TNHH gốm sứ Khánh Thái khai báo là mặt hàng bình gốm nhưng không có nhãn gốc, tổng trị giá hàng vi phạm là 652 triệu đồng, phạt tiền 55 triệu đồng.

Cũng qua lựa chọn soi chiếu trước các lô hàng quá cảnh qua địa bàn TP HCM, Cục QLRR và Cục Hải quan TP HCM đã phát hiện 80 container vi phạm.

Cụ thể, từ thông tin nghiệp vụ của Cục Quản lý rủi ro, lực lượng Hải quan TP HCM đã phát hiện lô hàng quá cảnh có nhiều hàng không khai báo và nhiều kiện hàng có địa chỉ, tên người nhận tại Việt Nam gồm 377 mục hàng khai sai về lượng; 192 mục hàng không khai báo (không có giấy phép theo quy định, không có giấy chứng nhận kiểm dịch) như quần áo, túi xách, đồ điện tử, đồ gia dụng, thiết bị âm thanh… đều đã qua sử dụng và sữa bột các loại.

Năm 2021, Cục Quản lý rủi ro đã cung cấp thông tin nghiệp vụ cho giám sát trực tuyến 273 lô hàng trọng điểm.

Qua kiểm tra, lực lượng Hải quan phát hiện 98 lô hàng vi phạm, đạt tỷ lệ phát hiện 35,8%/tổng số thông tin giám sát.

分享到: