Các DN tham gia xã hội hóa các dịch vụ sự nghiệp công sẽ nhận được nhiều ưu đãi hơn trong thời gian tới. Ảnh: S.T. Thay đổi nhận thức xã hội Nhìn lại việc thực hiện Nghị định 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục,Điềuchỉnhcơchếxãhộihóadịchvụsựnghiệpcôbxh bd phap dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, ông Trần Đức Thắng- Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính khẳng định chính sách xã hội hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trước hết, chính sách này đã góp phần thay đổi nhận thức của xã hội trong việc sử dụng các dịch vụ sự nghiệp do đơn vị sự nghiệp ngoài công lập cung ứng; thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công, thu hút các nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong xã hội tham gia vào hoạt động phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá và thể dục thể thao, môi trường. Cùng với đó, các địa phương đã quan tâm hơn đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và hỗ trợ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa. Ngoài chính sách chung, một số địa phương đã đề ra chính sách ưu đãi đặc thù như: hỗ trợ kinh phí cho các trường trung học phổ thông ngoài công lập mua sắm trang thiết bị dạy học; hỗ trợ chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cơ sở thực hiện xã hội hóa được giao đất, cho thuê đất trong các dự án, khu đô thị mới theo tỷ lệ phần trăm giá trị đầu tư. Điều quan trọng là chính sách này đã thu hút được các thành phần kinh tế cùng với Nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; mở rộng việc áp dụng các kỹ năng quản lý, quản trị tiên tiến; góp phần tăng nhanh về quy mô, số lượng, đa dạng hóa các loại hình và nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ cho xã hội. Việc phát triển về quy mô, số lượng các cơ sở cung ứng dịch vụ sự nghiệp ngoài công lập đã tạo điều kiện thuận lợi hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của nhân dân với các loại hình dịch vụ này; góp phần giảm áp lực, sự quá tải trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp công lập. Nhà nước có điều kiện tập trung nguồn lực cho các dịch vụ sự nghiệp có vai trò thiết yếu đối với xã hội. Tuy nhiên, theo phản ánh của các địa phương, chính sách khuyến khích xã hội hóa, đặc biệt là các chính sách ưu đãi về đất đai vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Các chính sách đầu tư, thu hút đầu tư của xã hội cho phát triển khu vực ngoài công lập nhất là đối với đất đai chưa đủ mạnh; quá trình thực thi vẫn còn nhiều rào cản về thủ tục hành chính; quy hoạch phát triển các cơ sở xã hội hóa còn chậm dẫn đến đầu tư tự phát; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các dự án xã hội hóa cũng còn nhiều bất cập… Đặc biệt, các văn bản quy phạm pháp luật và sự chuyển biến về tư tưởng, nhận thức về xã hội hóa chưa theo kịp với tình hình phát triển đã làm cho không ít nhà đầu tư còn e ngại khi tham gia vào chủ trương này. Thu hút DN ngoài công lập Đề cập định hướng của Bộ Tài chính trong thời gian tới để đạt được mục tiêu khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài công lập tham gia dự án xã hội hóa nhiều hơn, tạo điều kiện để người dân có cơ hội tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ ngày càng tốt hơn và giúp giảm chi cho ngân sách Nhà nước, ông Thắng khẳng định, một số cơ chế sẽ được sửa đổi. Cụ thể, các DN thực hiện xã hội hóa sẽ tiếp cận được với đất đai để đầu tư phát triển cơ sở xã hội hóa một cách “thật sự” thông qua cơ chế cùng góp sức với Nhà nước để tạo quỹ đất sạch hoặc tự nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau đó đề nghị Nhà nước cho chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư. Đồng thời, đối với các dự án xã hội hóa sử dụng đất đô thị sẽ được hưởng mức ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cao hơn so với quy định hiện hành. Các DN thực hiện xã hội hóa cũng sẽ được tháo gỡ các thủ tục hành chính thông qua việc bổ sung cụ thể hóa quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn xác định điều kiện được hưởng chính sách xã hội hóa, phương thức xác định mức miễn, giảm cũng như việc xác định và thu nộp nghĩa vụ tài chính về đất đai (nếu có) đối với các dự án xã hội hóa. Về phía Nhà nước, chính sách sẽ được sửa đổi trên nguyên tắc Nhà nước ưu đãi cho DN trong phạm vi những khoản thu vào ngân sách Nhà nước, đảm bảo tính khả thi trên cơ sở hỗ trợ cao nhất cho các đơn vị tham gia thực hiện chính sách xã hội hóa theo khả năng của ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, Nhà nước hỗ trợ DN thực hiện xã hội hóa thông qua các cơ chế thông thoáng ngay từ khâu quy hoạch sử dụng đất để dành quỹ đất cho phát triển xã hội hóa đến khâu hỗ trợ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai. Đối với người dân, Bộ Tài chính dự kiến bổ sung quy định về giám sát của cơ quan Nhà nước đối với việc thực hiện các tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của các dự án xã hội hóa trong suốt đời dự án, do đó, sẽ góp phần kiểm soát chất lượng của dịch vụ xã hội hóa nhằm bảo vệ người sử dụng dịch vụ. Việc quy định DN thực hiện xã hội hóa phải loại bỏ toàn bộ những hỗ trợ của Nhà nước khỏi chi phí dự án sẽ gián tiếp hỗ trợ về giá cho người thụ hưởng dịch vụ xã hội hóa. Hồng Vân |