Một nghiên cứu khoa học do Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn thực hiện đã chỉ ra rằng,ạolựchọcđườngGiảiphápnàođểngănchặbảng xếp hạng giải la liga tây ban nha phần lớn hành vi bạo lực học đường diễn ra giữa các học sinh cùng lớp hoặc cùng trường. Các hành vi bạo lực thường bao gồm: bắt nạt (41,3%), đánh nhau (33,4%), đe dọa (20,2%) và quấy rối tình dục (5,1%). Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn trong việc thực hiện các hành vi bạo lực. Đáng chú ý, tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trên mạng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Thực trạng này không chỉ diễn ra ở các khu vực thành thị mà còn lan rộng đến các vùng nông thôn, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường học tập và sự phát triển toàn diện của học sinh ở nhiều địa phương trên cả nước. Chẳng hạn vào tháng 4/2023, tại Trường THCS Lý Tự Trọng (thành phố Huế), một em học sinh lớp 6 ăn thạch dừa trong lớp, sơ ý để nước thạch dừa chảy vào tay. Em học sinh này chùi tay vào tường và được bạn góp ý, nhắc nhở. Sau đó, hai bên cãi nhau và em học sinh này đã xông vào hành hung khiến bạn ngã đập đầu vào bàn dẫn đến tử vong. Hay vào tháng 6/2023, trong tiệc chia tay cuối cấp, một em học sinh của Trường THCS Hưng Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) xảy ra va chạm với một số bạn cùng trường. Sau đó em này bị nhiều bạn lao vào đánh đến thương tích. Phải nhập viện trong trạng thái chấn thương và hoảng loạn tinh thần, em đã bỏ lỡ kỳ thi vào lớp 10 diễn ra vài ngày sau đó. Vào tháng 10/2023, đoạn clip ghi lại cảnh một học sinh lớp 7 của Trường THCS Đại Đồng (huyện Thạch Thất, Hà Nội) bị nhóm bạn cùng lớp đánh hội đồng lan truyền trên mạng xã hội. Đoạn clip ghi lại từ tháng 6 nhưng phải đến tháng 9 nhà trường mới phát hiện sự việc. Học sinh này đã bị bạn đánh nhiều lần tới mức bị rối loạn phân ly (một dạng của rối loạn tâm thần). Sau 3 tháng phát bệnh, em vẫn chưa lấy lại nhận thức bình thường dù được điều trị tích cực. Em cũng thường xuyên gọi bố mẹ là “côn đồ bố”, “côn đồ mẹ” và rơi vào trạng thái hoảng loạn, mất nhận thức. Còn trong tháng 11, tại Trường tiểu học Bế Văn Đàn (xã Ea Tân, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk), một học sinh lớp 4 bị 10 bạn cùng lớp đánh hội đồng. Theo hình ảnh gia đình chia sẻ, cơ thể em học sinh này bị bầm tím, phần tai gần đầu bị cào cấu chảy máu, tay bị nhiều vết đâm do vật sắc nhọn gây ra. Sau thời gian điều trị, em vẫn bị hoảng loạn, sợ hãi, sợ đi học. Những sự việc này không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đặt ra sự bức thiết trong việc phải tăng cường các biện pháp bảo vệ học sinh ở môi trường học đường. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhận định, hiệu trưởng và giáo viên các trường học hiện nay vẫn còn thiếu kỹ năng xử lý bạo lực học đường. Ngoài ra, phân tích về căn nguyên bạo lực học đường gia tăng, người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng một trong những nguyên nhân chính đến từ việc xung đột và bạo lực trong gia đình. “Với 220.000 vụ ly hôn mỗi năm, trong đó 70-80% có lý do liên quan đến xung đột, bạo lực, học sinh trong các gia đình này có thể vừa là người chứng kiến bạo lực, vừa là đối tượng bị bạo lực, bị bỏ rơi. Một tỷ lệ lớn học sinh là nạn nhân bạo lực gia đình tiếp tục là nạn nhân hoặc thủ phạm của bạo lực học đường”, ông nói. Do đó, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định việc ngăn chặn, giải quyết những vấn đề gia đình có vai trò rất quan trọng để đẩy lùi bạo lực học đường. Còn theo PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, bạo lực học đường là một vấn đề xã hội cần sự trách nhiệm chung của tất cả mọi người, trong đó nhà trường phải đi đầu. Ông đề xuất trường học cần xác định và hỗ trợ kịp thời các học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc có nguy cơ bạo lực qua các bảng hỏi sàng lọc cảm xúc, đồng thời đẩy mạnh tư vấn tâm lý. Ngoài ra, việc xây dựng văn hóa học đường gắn với nâng cao chất lượng giáo dục sẽ giúp giảm hành vi bạo lực. Ông cũng khuyến khích phụ huynh làm bạn với con để hiểu và hỗ trợ con em mình. Để ngăn chặn sớm các nguy cơ bạo lực học đường, Bộ Y tế cho rằng các cơ sở giáo dục cần thiết lập kênh thông tin về bạo lực học đường như hộp thư góp ý, đường dây nóng và hệ thống camera giám sát. Những kênh này sẽ giúp nhà trường tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin về bạo lực, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ tư vấn tâm lý trong việc nắm bắt tâm lý học sinh và giải quyết xung đột. Thực hư thông tin nữ sinh Hà Nội bị rạch mặt tại trường họcMới đây, một phụ huynh ở Hà Nội chia sẻ sự bức xúc khi đến trường đón, thấy mặt của con gái đầy những vết rách dài, chảy máu. |