Ngày càng nhiều sinh viên giỏi ngành quản trị kinh doanh không còn hứng thú với sự nghiệp tại khu Phố Wall nữa. Ngay cả các ngân hàng lớn cũng không còn đủ hấp dẫn đối với họ. Đó là lý do những ‘đại gia’ như Goldman Sachs,ênkinhtếMỹđãkhôngcònmặnmàvớiPhốkqbd hungary JPMorgan Chase và Bank of America đang chuẩn bị tăng lương khởi điểm cho các nhân viên có thể lên đến 20% để thu hút người tài. Trên đây là lời nhận xét của ông William Dudley, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh New York. Ông từng có thời gian dài làm việc tại ngân hàng Goldman Sachs và hiện là một trong những người chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát các hoạt động tài chính tại Phố Wall. Gần đây, đã có một số thầy trưởng khoa kinh doanh tại các trường đại học về kinh tế tâm sự với ông Dudley rằng, các sinh viên giỏi của họ đang quay lưng lại với ngành nghề tài chính. Phố Wall không còn là ‘thiên đường’ với sinh viên kinh tế Mặc dù ông Dudley không chỉ đích danh trường nào, cũng như không viện dẫn nghiên cứu nào cụ thể, nhưng các con số thống kê tại các trường đại học kinh tế nổi tiếng cho thấy, nhận xét nói trên là hoàn toàn chính xác. Năm 2007, quá nửa số sinh viên tại trường Kinh doanh Columbia (New York City) sau khi tốt nghiệp đã làm về lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, đến năm 2014 chỉ có chưa đến 35% tân cử nhân còn làm đúng chuyên ngành. Đáng lưu ý ở chỗ, Đại học Columbia vốn cực kỳ nổi tiếng về đào tạo ngành quản trị kinh doanh, và cũng tọa lạc ngay tại quận Manhattan giống như khu Phố Wall. Khuynh hướng tương tự cũng đang diễn ra ở trường Wharton School of the University of Pennsylvania (thành phố Philadelphia). Thống kê cho thấy, vào năm 2007 khoảng một nửa số thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tại đây đã chọn làm việc ở Phố Wall. Nhưng con số này đã giảm xuống còn dưới 37% trong năm nay. Đây chính là đại học về kinh tế đầu tiên của nước Mỹ, nhiều năm qua vẫn luôn được xếp vào nhóm trường Ivy League danh giá nhất tại Hoa Kỳ. Nhân tài đổ xô đến Thung lũng Silicon Cùng lúc này, đang có sự gia tăng đáng kể số lượng các sinh viên ngành kinh tế đổ xô về Thung lũng Silicon (phía Nam vùng vịnh San Francisco, bang California). Những hãng công nghệ hàng đầu thế giới tại đây như Google, Microsoft, Apple hay Facebook mới là ‘thiên đường’ mới đối với họ. Tại trường Wharton, năm ngoái đã có 14% số tân cử nhân chọn làm việc cho ngành công nghệ, so với chỉ 6% mới cách đây 5 năm. Số thạc sĩ MBA của Đại học Harvard chuyển sang công ty về IT cũng tăng gấp đôi so với hồi năm 2010. Tất nhiên, số lượng sinh viên trường kinh tế làm việc đúng chuyên ngành vẫn nhiều hơn làm trong công nghệ, nhưng khoảng cách này đang dần bị thu hẹp lại với tốc độ ngày càng nhanh. “Lý do đầu tiên khiến các tân cử nhân quay lưng lại ngành tài chính là vì yếu tố áp lực thời gian. Họ phải làm việc liên tục 100 giờ/tuần và phải chịu những áp lực về doanh số, chỉ tiêu cực kỳ khắt khe”, Scott Rostan – một cựu nhân viên ngân hàng Merrill Lynch nhận xét. Tất nhiên, thời gian làm việc không phải là sự khác biệt quan trọng nhất giữa Phố Wall và Thung lũng Silicon. Các doanh nghiệp công nghệ cao thường là các công ty trẻ hơn, phát triển nhanh hơn và trả lương thưởng hậu hĩnh hơn. Hơn nữa, những người trẻ nhìn chung sẽ hào hứng với những ảnh hưởng mà công nghệ cao tạo ra. Kate Warne, chiến lược gia đầu tư tại Edward Jones và cũng là giáo sư tại Đại học Washington kết luận: “khác biệt lớn nhất giữa Thung lũng Silicon và Phố Wall chính là sự quyến rũ. Ngành công nghệ đang hứa hẹn sẽ đem lại sự nghiệp tuyệt vời, cũng như thu nhập hấp dẫn hơn hẳn”./. Ngọc Vũ (theo CNNMoney) |