【bongda tructiep】Doanh nhân nữ: Nỗ lực vượt khó trong hội nhập
Vượt khó đi lên
TheânnữNỗlựcvượtkhótronghộinhậbongda tructiepo Báo cáo nghiên cứu “Những trở ngại xét từ góc độ giới đối với doanh nhân nữ Việt Nam” của Hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC), 61% phụ nữ trong cuộc khảo sát cho rằng gánh nặng công việc gia đình là một trong những trở ngại chính cho việc vận hành và mở rộng DN. Ngược lại, 83% nam giới lại không cảm thấy điều này, vì thế, nam giới có nhiều thời gian để phát triển kinh doanh hơn.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của VWEC, khó khăn thách thức của doanh nhân nữ còn ở sự hạn chế về trình độ học vấn, năng lực, kiến thức, kỹ năng. Khả năng chấp nhận rủi ro, mạo hiểm trong kinh doanh của doanh nhân nữ cũng kém hơn nam giới. Hơn nữa, doanh nhân nữ còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài chính, thị trường, các chương trình tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực.
Có thể thấy, để đạt được thành công, doanh nhân nữ phải nỗ lực cố gắng hơn nam giới rất nhiều. Bà Phạm Thị Quý, Giám đốc Công ty kim khí Bình Minh (Thái Nguyên) cho biết, khó khăn trong kinh doanh của nữ doanh nhân đến từ nhiều phía, người phụ nữ phải gánh vác nhiều cương vị, vừa phải lo cho gia đình, con cái, vừa phải lo cho công ty, làm thế nào để công việc hoạt động tốt, đảm bảo đồng lương cho công nhân viên trong điều kiện kinh tế nhiều biến động.
Tuy thế, nhưng số lượng doanh nhân nữ ở nước ta vẫn tăng lên theo thời gian. Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nền kinh tế khó khăn nhưng với bản tính chịu thương, chịu khó, cẩn thận, nhiều DN do nữ giới lãnh đạo trụ vững hơn so với nam giới.
Nói về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch VWEC, Chủ tịch mạng lưới Doanh nhân nữ ASEAN (AWEN) cho biết, doanh nhân nữ Việt Nam ngày càng khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong nền kinh tế. Doanh nhân nữ là lực lượng có nhiều đóng góp trong việc giải quyết việc làm cho lao động nữ, lao động khuyết tật… đồng thời, các chị em cũng rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Cũng theo bà Minh, doanh nhân nữ ở Hoa Kỳ chỉ chiếm 9,1%, vậy nên con số 25% ở Việt Nam là thành tích lớn của cả xã hội. Doanh nhân nữ hiện vẫn gánh trên vai nhiều áp lực, do vậy, những thành viên trong gia đình nên có trách nhiệm chia sẻ công việc. Các chị em nên tận dụng các dịch vụ xã hội để giảm tải một số công việc như dọn dẹp nhà cửa, bếp núc… Đặc biệt, các lãnh đạo nữ nên tận dụng hiệu quả các tính năng của công nghệ thông tin để quản lý công việc một cách thông suốt và tiện lợi nhất.
Thay đổi để hội nhập
Nhiều doanh nhân nữ đã lấy chính những khó khăn để làm động lực phát triển hơn nữa. Theo nữ Tổng giám đốc Công ty Cổ phần chè Tân cương Hoàng Bình, với những đức tính riêng mà các chị em doanh nhân đã ổn định và vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Từ kinh nghiệm thực tiễn, vị nữ doanh nhân này cho rằng, DN phải tự tìm hướng đi của riêng mình, nếu làm thị trường chính không được thì phải tìm vào thị trường ngách, đặc biệt, chất lượng sản phẩm cung cấp ra thị trường phải đảm bảo, phải kinh doanh bằng đạo đức chứ không nên phụ thuộc vào đồng tiền.
Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, các cơ quan nhà nước là rất cần thiết cho sự phát triển của cộng đồng doanh nhân nữ. Tiêu biểu như nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển DN nhỏ và vừa có nêu rõ “ưu tiên chương trình trợ giúp các DN nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ và DN nhỏ và vửa sử dụng nhiều lao động nữ”…
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Nhà nước nên có những chính sách và chương trình cho các doanh nhân nữ nâng cao năng lực, phải có những hoạt động kết nối hơn nữa giữa các tổ chức đào tạo nghề và DN để cung ứng đúng nguồn nhân lực một cách chuyên nghiệp, hiệu quả.
Việt Nam đang tiến tới gia nhập các cộng đồng kinh tế chung và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, các doanh nhân nữ nói riêng càng cần phải có những thay đổi và chuyển biến để tồn tại và phát triển.
Theo đó, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh cho rằng, cộng đồng doanh nhân nữ nên tìm hiểu, chủ động bám sát để có ý kiến đóng góp cho các đoàn đàm phán, thông qua ngôi nhà chung là VCCI. Điều thứ hai là khi nắm được thông tin, phải bắt tay ngay vào việc tái cấu trúc DN, rà soát, xây dựng nguồn lực, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn về lao động cũng như tiêu chuẩn về hàng hóa để đáp ứng được khi hội nhập vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.
Chính vì thế, vị nữ chủ tịch VWEC cho rằng, doanh nhân nữ nên thông qua hiệp hội ở địa phương để tham gia vào các hoạt động của cộng đồng doanh nhân nữ, đặc biệt trong các mảng vận động chính sách để làm sao tháo gỡ được khó khăn, tạo mặt bằng hành lang pháp lý đưa DN phát triển mạnh mẽ. Với sự phối hợp chặt chẽ như thế thì những khó khăn của doanh nhân nữ sẽ từng bước được tháo gỡ.