当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kq cup c1 chau a】Luật chỉ là một yếu tố đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp

luat chi la mot yeu to dong gop cho su phat trien cua doanh nghiep

Đông đảo DN cùng tham dự góp ý cho Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV tại hội thảo. Ảnh: H.Dịu

Ngày 29-10,ậtchỉlàmộtyếutốđónggópchosựpháttriểncủadoanhnghiệkq cup c1 chau a tại Hà Nội, Hiệp hội DNNVV Việt Nam cũng đã tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến cộng đồng DN về Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) với sự tham gia của các bộ ngành liên quan cùng nhiều DN.

Theo thống kê, các DN nhỏ và vừa Việt Nam hiện chiếm khoảng 98% tổng số DN đang hoạt động, trong đo 2,2% là DN vừa, 29,6% là DN nhỏ, còn lại 68,2% là DN siêu nhỏ. Với số lượng đông đảo như vậy, nên các DN này đang giúp tạo một lượng công ăn việc làm lớn, đóng góp hơn 40% GDP cho đất nước.

Mặc dù các DN hiện đã được Chính phủ tạo nhiều điều kiện, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất và kinh doanh, tuy nhiên, với những khó khăn từ nội tại cùng sự cạnh tranh khi Việt Nam hội nhập, các DN này đứng trước nhiều khó khăn nên cần sự hỗ trợ hơn nữa từ Nhà nước, mà trong đó, việc cho thi hành Luật Hỗ trợ DNNVV là một trong những biện pháp hiệu quả.

Tuy nhiên, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty tư vấn Quốc tế Economia Việt Nam cho rằng, để phát triển DNNVV, Luật Hỗ trợ DNNVV chỉ là một yếu tố đóng góp mà DN cần một hệ thống pháp luật thuận lợi hơn về nhiều phương diện và phải được thể hiện trong các luật khác nữa. Tiêu biểu như cần tiếp tục cải thiện, tạo thuận lợi cho DN trong hệ thống pháp luật về quyền tài sản, chi phí tuân thủ về thuế, quy định về lao động, xuất nhập khẩu, tín dụng…

Đồng quan điểm, ông Lương Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần khóa Việt Tiệp cho hay, Chính phủ nên hỗ trợ DN bằng cách cho “cần câu” chứ không nên cho “con cá”. Vì thế, việc xây dựng luật phải làm sao để đúng, trúng và cụ thể vào mong muốn, nhu cầu của DN.

Bên cạnh đó, góp ý trong việc xây dựng Luật Hỗ trợ DNNVV, theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico, riêng về vấn đề hỗ trợ tín dụng ngân hàng, việc hỗ trợ lãi suất trực tiếp hay yêu cầu ngân hàng giảm lãi suất là cơ chế mang tính hành chính, sẽ gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng, làm méo mó cung cầu và quan hệ tín dụng. Vì vậy, cần tập trung vào các biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và năng lực cạnh tranh, từ đó, giúp DN tiếp cận dễ dàng vốn vay với lãi suất thấp.

Cũng nhận xét nội dung Dự thảo, ông Lê Xuân Hiền, Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cho rằng, một số quy định trong Dự thảo vẫn còn mang tính chung chung, hình thức, trong khi điều quan trọng nhất là công tác triển khai, đánh giá hiệu quả của việc triển khai lại chỉ được nêu vắn tắt, thiếu cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý, thiếu công tác điều tra, thu thập thông tin đối với DNNVV.

Do đó, ông Hiền đề xuất, Luật cần quy định các địa phương thành lập Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV, để các cấp các ngành coi việc hỗ trợ DNNVV thực sự là nhiệm vụ quan trọng chứ không chỉ là chuyện hô hào. Ngoài ra, nên thành lập một số Trung tâm hỗ trợ hoạt động trên tinh thần là cầu nối giữa DN với Nhà nước, các trung tâm này phải hoạt động cạnh tranh ảnh hưởng với nhau.

Theo đại diện Hiệp hội DN tỉnh Vĩnh Phúc, Luật cần xây dựng điều khoản nhằm phát triển các tổ chức hội một cách cụ thể, nhằm tạo điều kiện và trao quyền cho tổ chức hội trong việc xây dựng, thực hiện và giám sát chính sách liên quan đến cộng đồng DN, giúp những hỗ trợ được đi vào thực thi hiệu quả, đến đúng đối tượng.

分享到: