Diễn đàn có sự tham dự của nhiều diễn giả,độngcácnguồnlựcđểpháttriểnVùngkinhtếtrọngđiểmmiềkeobong datructuyen chuyên gia uy tín và đại diện lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng; các sở, ngành trên địa bàn TP. Đà Nẵng và các tỉnh: Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định; lãnh đạo các viện nghiên cứu, các trường đại học… Ngoài ra, diễn đàn còn thu hút sự quan tâm của hơn 100 doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung.
Cần có quyết tâm chính trị cao
TS. Huỳnh Huy Hòa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng cho rằng, để Vùng KTTĐ miền Trung cất cánh, cần có quyết tâm chính trị cao, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để biến những địa phương nhiều tiềm năng nhưng chậm phát triển thành vùng đất phồn vinh. Theo đó, trong 10 - 15 năm tới, cần huy động mọi nguồn lực để Vùng KTTĐ miền Trung phát triển đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoàng 9 - 10%/năm, nếu không muốn tiếp tục trở thành vùng trũng trong sự phát triển chung của đất nước, trở thành địa bàn rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” sớm nhất.
Nguồn: Tổng cục Thống kê. Đồ họa: Văn Chung TS. Huỳnh Huy Hòa đánh giá, trong gần 20 năm hình thành và phát triển, Vùng KTTĐ miền Trung đã đạt được một số thành tựu phát triển nhất định. Tuy vậy, so với kỳ vọng đặt ra, vùng chưa có nhiều nổi trội hơn so với các tiểu vùng khác của Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; đóng góp của vùng vào quy mô chung của cả nước vẫn còn thấp; năng lực nội sinh của vùng còn yếu nên chưa thể hiện rõ vai trò là vùng kinh tế động lực.
Trong khi các Vùng KTTĐ Bắc Bộ và Vùng KTTĐ phía Nam đã có các nhân tố mới đang tạo động lực phát triển mạnh, Vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long đã được định hình các chuỗi giá trị sản xuất toàn vùng và phát triển bền vững dựa trên Nghị quyết 120-NQ/TW thì Vùng KTTĐ miền Trung đang phát triển chậm lại và chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19. Đóng góp của “đầu tàu” - thành phố Đà Nẵng, với vùng dưới mức kỳ vọng, thấp hơn hai tỉnh Quảng Nam và Bình Định. Trong 5 tỉnh, chỉ có 2 tỉnh là Quảng Ngãi, Quảng Nam có dự án động lực; 3 tỉnh, thành phố còn lại chưa có dự án động lực, thúc đẩy phát triển vùng.
TS. Huỳnh Huy Hòa phân tích, nền kinh tế nước ta đã có dấu hiệu đổi chiều, từ tăng trưởng chậm dần sang tăng trưởng cao dần, đang mở ra thời cơ tạo nên bước đột phá mới. Kinh tế Việt Nam đang kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 7,5%/năm cho giai đoạn đến năm 2030 và đến năm 2035 tính theo GDP/người, nếu tính theo sức mua tương đương (PPP) sẽ đạt khoảng 18.000 USD.
“Trong bối cảnh chung về cơ hội phát triển nhanh và bền vững của đất nước, Vùng KTTĐ miền Trung cần có quyết tâm chính trị cao, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để biến những địa phương nhiều tiềm năng nhưng chậm phát triển thành vùng đất phồn vinh trong 15 - 20 năm tới, rút ngắn khoảng cách phát triển so với kinh tế hai đầu Bắc, Nam. Trong 10 - 15 năm tới cần huy động mọi nguồn lực để đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoàng 9 - 10%/năm, nếu không muốn tiếp tục trở thành vùng trũng trong sự phát triển chung của đất nước, trở thành địa bàn rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” sớm nhất” - TS. Huỳnh Huy Hòa nhấn mạnh.
Đề xuất một số giải pháp để vùng phát triển nhanh, bền vững
Gợi ý các giải pháp để “Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” phát triển nhanh, bền vững, TS. Nguyễn Thanh Nga - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính – Bộ Tài chính cho rằng, cần đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách nhà nước; nâng cao hiệu quả đầu tư công, nhất là trong lập và quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, bảo đảm yêu cầu phát triển, hạn chế thấp nhất việc điều chỉnh, bổ sung.
Cùng với đó, các tỉnh cần tăng cường các biện pháp quản lý các nguồn thu phát sinh, chống thất thu ngân sách; kịp thời giải quyết các vướng mắc để thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng nguồn thu ngân sách; tiếp tục cơ cấu chi ngân sách theo hướng tăng chi đầu tư phát triển, ưu tiên nguồn lực cho các nhiệm vụ trọng tâm, công trình trọng điểm, giảm chi thường xuyên.
Ngoài ra, chính quyền các địa phương cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học, công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo; rà soát, bổ sung các chính sách khuyến khích, ưu đãi để thu hút các dự án đầu tư từ các nhà đầu tư lớn; tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư, kinh doanh…
Đồng quan điểm để Vùng KTTĐ miền Trung phát triển bền vững, TS. Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, đề xuất cần xét đến yếu tố cho phép địa phương phát hành trái phiếu; đặt vị trí của trái phiếu chính quyền địa phương trong tổng thể thị trường trái phiếu và thị trường tài chính; đa dạng các phương thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.
Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, khi quá trình phân cấp (quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và ngân sách nói riêng) cho chính quyền địa phương diễn ra nhanh chóng và thực chất, các địa phương phải chủ động và tự lực nhiều hơn. Tuy nhiên, các địa phương thường gặp phải thách thức là họ phải tạo ra một quá trình chuyển đổi với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân cả nước, nhưng chỉ có giới hạn các nguồn lực tài chính chuyển giao từ phía trung ương.
Trong quá trình này, chính quyền địa phương cần phải huy động được nguồn vốn ngoài nguồn ngân sách với quy mô đủ lớn, kỳ hạn đủ dài và chi phí phù hợp, từ đó tận dụng được lợi thế từ đòn bẩy tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Lợi ích đem lại từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội và năng lực quản lý ngân sách của chính quyền địa phương nói chung và nguồn thu từ các dự án nói riêng là cơ sở để hoàn trả cho các khoản huy động vốn ban đầu.
顶: 18踩: 49897Cơ sở hạ tầng sẽ tạo sức bật cho kinh tế vùng phát triển
“Huy động vốn để phát triển cơ sở hạ tầng là nhu cầu cấp bách và cũng là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền trung ương lẫn địa phương tại các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng không chỉ giúp giải quyết được nguồn cung lao động, tạo ra tăng trưởng thông qua đầu tư công, đáp ứng được nhu cầu của người dân mà còn tạo ra động lực để thu hút đầu tư tư nhân. Trong bối cảnh đó, chính quyền địa phương không chỉ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ phát triển cơ sở hạ tầng nhiều hơn, một cách tốt hơn mà còn phải chủ động hơn về nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ đó” – TS. Nguyễn Đức Kiên.
【keobong datructuyen】Huy động các nguồn lực để phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
人参与 | 时间:2025-01-10 11:22:31
相关文章
- Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- Soi kèo phạt góc AC Milan vs Napoli, 02h45 ngày 30/10
- Soi kèo góc MU vs Brentford, 21h00 ngày 19/10
- Soi kèo góc Aston Villa vs Bologna, 02h00 ngày 23/10
- Công an HN họp báo vụ bé 7 tuổi bị bắt cóc: Đối tượng mang sẵn biển số giả, súng
- Soi kèo góc Atalanta vs Celtic, 23h45 ngày 23/10
- Soi kèo góc Cagliari vs Bologna, 00h30 ngày 30/10
- Soi kèo góc Scotland vs Bồ Đào Nha, 1h45 ngày 16/10
- Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- Soi kèo góc Napoli vs Lecce, 20h00 ngày 26/10
评论专区