当前位置:首页 > Thể thao

【kèo betis】Một số hoạt động khuyến công sẽ được nâng mức hỗ trợ

khuyến công

Một số hoạt động khuyến công sẽ được nâng mức hỗ trợ từ 50-100%. Ảnh: TL

Thông tin trên được đưa ra trong dự thảo Thông tư hướng dẫn trình tự lập,ộtsốhoạtđộngkhuyếncôngsẽđượcnângmứchỗtrợkèo betis quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương thay thế cho Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BTC-BCT (Thông tư 26) mà Bộ Tài chính đang xin ý kiến.

Đề án khuyến công thực hiện theo phương thức xét chọn hoặc đấu thầu

Dự thảo nêu rõ, nguồn kinh phí để thực hiện hoạt động khuyến công bao gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn khác dựa vào sự huy động của Bộ Công thương và UBND cấp tỉnh, hoặc lồng ghép trong các dự án Chương trình mục tiêu và các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác. Kinh phí khuyến công quốc gia do Bộ Công thương quản lý, kinh phí khuyến công địa phương do UBND cấp tỉnh quản lý. Đề án, nhiệm vụ khuyến công thực hiện theo phương thức xét chọn hoặc đấu thầu theo quy định của Bộ Công thương hoặc UBND cấp tỉnh.

Mức chi chung cho hoạt động khuyến công được quy định như sau: Chi biên soạn chương trình; giáo trình, tài liệu đào tạo về khuyến công và giới thiệu, hướng dẫn kỹ thuật, phổ biến kiến thức, nâng cao năng lực sản xuất sạch áp dụng theo Thông tư số 123/2009/TT-BTC.

Chi tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề áp dụng theo Thông tư số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH và Thông tư số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH. Chi tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn và diễn đàn áp dụng theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC. Chi tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm, khảo sát, hội chợ triển lãm, hội thảo và diễn đàn tại nước ngoài áp dụng theo Thông tư số 102/2012/TT-BTC.

Chi tổ chức các cuộc thi, cuộc vận động về các hoạt động khuyến công, áp dụng theo Thông tư số 101/2009/TT-BTC. Chi tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giảng viên và cán bộ khuyến công áp dụng theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC.

Chi tổ chức các khóa đào tạo khởi sự, quản trị doanh nghiệp áp dụng theo Thông tư số 04/2014/TTLT-BKHDT-BTC. Chi ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng theo Thông tư số 19/2012/TTLT-BTC-BKHĐT-BTTTT. Chi nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho các Trung tâm khuyến công cấp vùng và cấp tỉnh, mức chi theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chi hỗ trợ xây dựng các mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp. Dự thảo thông tư nêu rõ, khi quy định tại các Thông tư trích dẫn trên đây thay đổi thì áp dụng theo văn bản mới.

Một số mức chi đặc thù cho hoạt động khuyến công quốc gia cũng được quy định cụ thể trong dự thảo. Đối với hoạt động khuyến công địa phương, dự thảo hướng dẫn “căn cứ quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP và mức hỗ trợ hướng dẫn tại Điều 6 của Thông tư này, UBND cấp tỉnh xây dựng Quy chế quản lý kinh phí khuyến công địa phương và quy định mức chi cụ thể cho các hoạt động khuyến công địa phương cho phù hợp”. Ngoài ra, các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng ngân sách địa phương, UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định các nội dung, hình thức hỗ trợ khác.

Nâng 50% - 100% mức chi

Bà Nguyễn Thu Thúy, chuyên viên của Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính, đơn vị trực tiếp soạn thảo dự thảo thông tư này cho biết, điểm mới thứ nhất của dự thảo thông tư đó là tách nội dung chi hoạt động khuyến công quốc gia và hoạt động khuyến công địa phương thành 2 mục riêng thay vì gộp chung như trong Thông tư 26 để phân định rõ nhiệm vụ của cơ quan quản lý hoạt động khuyến công trung ương và địa phương.

Điểm mới thứ hai là dự thảo nâng 50% - 100% một số mức chi cho các hoạt động khuyến công quốc gia. Theo bà Thúy, với mức chi quy định trong Thông tư 26, nhiều hoạt động khuyến công đã được quy định trong Nghị định 45/2012/NĐ-CP là rất cần thiết nhưng mức hỗ trợ thiếu hấp dẫn khiến các hoạt động này chưa triển khai được. Chính vì vậy, dự thảo thông tư đã nâng mức chi cho một số hoạt động.

Cụ thể, nâng mức chi từ 500 triệu đồng lên 1 tỷ đồng /mô hình cho xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới. Nâng mức chi từ 200 triệu đồng lên 300 triệu đồng/cơ sở cho ứng dụng máy móc, thiết bị, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Nâng mức chi 100 triệu đồng lên 200 triệu đồng/lần đối với cấp khu vực và từ 200 triệu đồng lên 400 triệu đồng/lần đối với cấp quốc gia để tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Nâng mức chi từ 3 tỷ đồng lên 6 tỷ đồng/cụm công nghiệp để hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp. Dự thảo bổ sung mức chi cho mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, mức hỗ trợ tối đa 30% nhưng không quá 500 triệu đồng/mô hình.

Đồng thời, dự thảo bổ sung hướng dẫn mức chi tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo. Trong nội dung này, dự thảo đề nghị :”Về đối tượng và nội dung đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động của Chương trình khuyến công tương tự như Chương trình mục tiêu quốc gia nông thông mới nên đề nghị nội dung chi và mức chi thực hiện theo Thông tư số 43/2017/TT-BTC”.

Bên cạnh đó, dự thảo bổ sung nội dung chi và mức chi đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân tiểu thủ công nghiệp để duy trì, phát triển nghề và hình thành đội ngũ giảng viên phục vụ chương trình đào tạo nghề, nâng cao tay nghề. Mức chi theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự thảo cũng bổ sung mức chi thù lao cho cộng tác viên, chi hỗ trợ các phòng trưng bày để giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các Trung tâm khuyến công cấp vùng và cơ sở công nghiệp nông thôn.

Ngoài ra, dự thảo nâng mức chi từ 2,5% dự toán lên 3% dự toán đề án khuyến công (riêng đề án ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo được chi không quá 4%) để chi công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát. Dự thảo bổ sung mục hồ sơ kiểm soát chi trong đó hướng dẫn các thủ tục liên quan đến hồ sơ gửi lần đầu; hồ sơ tạm ứng; hồ sơ thanh toán. Mức tạm ứng cho các đề án, nhiệm vụ khuyến công tại kho bạc nhà nước giảm từ 70% xuống 50% tổng kinh phí./.

Tổng kinh phí khuyến công trong 3 năm (2014-2017) là 592 tỷ đồng, trong đó kinh phí khuyến công quốc gia là 258 tỷ đồng, chiếm 44%; kinh phí địa phương là 334 tỷ đồng, chiếm 56%. Hiện cả nước có 62/63 tỉnh, thành phố thành lập trung tâm khuyến công. Hoạt động khuyến công đã góp phần tạo việc làm, gia tăng đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp; giúp các cơ sở công nghiệp có hướng đầu tư đúng, hiệu quả, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường; thúc đẩy sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp; hình thành hoạt động liên kết, phối hợp ngang giữa các Trung tâm khuyến công cấp tỉnh và với các tổ chức dịch vụ khuyến công.

Bùi Tư

分享到: