【kết quả ngoại anh】Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

时间:2025-01-26 05:08:11来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá

Chỉ còn hơn một năm nữa,ĐộtphámởđườngchoKỷnguyênvươnmìnhcủadântộkết quả ngoại anh Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV sẽ được tổ chức, đánh dấu thời điểm cả nước bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Hạ tầng giao thông có sứ mệnh “đi trước mở đường”, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Bởi vậy, việc tổng kết, đánh giá bài học, kinh nghiệm trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông - lĩnh vực đã có bước tăng tốc ngoạn mục trong giai đoạn 2021-2025 - không chỉ góp phần nối dài thành công, mà còn gợi mở những giải pháp triển khai có hiệu quả các công trình hạ tầng chiến lược, có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái với tầm nhìn trăm năm cho đất nước.

Thi công tuyến đường kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Bài 3: Thước đo mới cho công tác cán bộ

Bản lĩnh “dám làm, dám chịu”, “đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc, nhân dân lên trên hết, trước hết” của người đứng đầu các đơn vị, tổ chức chắc chắn vẫn là sẽ yếu tố then chốt để triển khai các đại dự ánhạ tầng chiến lược trong những năm tới.

Quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn

Đến thời điểm này, nhiều cán bộ của Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vẫn ấn tượng rất mạnh về cuộc làm việc tại trụ sở Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vào ngày 27/4/2021.

Buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của Bộ GTVT diễn ra sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính nhậm chức đúng 3 tuần, đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt của người đứng đầu Chính phủ đối với ngành GTVT - lĩnh vực luôn phải “đi trước mở đường”, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển.

Trong những chỉ đạo được Thủ tướng Chính phủ nhiều lần nhấn mạnh tại cuộc làm việc, có những nguyên tắc sau này đã trở thành “kim chỉ nam” cho Bộ GTVT, nổi bật là nguyên tắc “ba không” trong giải quyết, tháo gỡ khó khăn: “không nói không”, “không nói khó”, “không nói có mà không làm”.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành GTVT “suy nghĩ phải chín”, “tư tưởng phải thông”, “quyết tâm phải cao”, “nỗ lực phải lớn”, “hành động phải quyết liệt, hiệu quả”, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó.

Đối với các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 để triển khai có hiệu quả các dự án đầu tưkết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông (Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông) giai đoạn 2021 - 2025, với mục tiêu cao nhất là hoàn thành 3.000 km cao tốc vào năm 2025.

“Đây là cách đặt vấn đề rất quyết liệt, trực diện mà chúng tôi chưa bao giờ được chứng kiến. Để làm được điều này, chắc chắn ngành GTVT phải có sự chuyển mình mạnh mẽ, bởi nếu vẫn giữ tư duy, phương pháp luận, cách tổ chức thực hiện như cũ, thì không thể hoàn thành mục tiêu”, ông Lê Đình Thọ, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết.

Ngày 21/5/2021, đích thân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lại trực tiếp chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ để nghe Bộ GTVT báo cáo về Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025. 

Cả hai cuộc họp quan trọng đối với sự phát triển của Bộ GTVT trong nhiệm kỳ 2021 - 2025 chỉ cách nhau vài ngày đã cho thấy nhịp độ khẩn trương, rốt ráo trong công tác chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ đối với ngành GTVT.

Thời điểm tháng 4/2021, ngành GTVT đang đối diện với nhiều yếu tố không thuận, đặc biệt là tại các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Sau khi khởi công (tháng 9/2019), Dự án tiến triển rất chậm, do hội tụ những khó khăn cực điểm của ngành xây dựng hạ tầng, như khan hiếm vật liệu; Covid-19 khiến các công trường gần như bị phong tỏa trong thời gian dài; thời tiết bất thường; biến động giá vật liệu xây dựng, khan hiếm xăng dầu… 

Trong bối cảnh đó, các đợt kiểm tra hiện trường thường xuyên, trong đó có 2 chuyến kiểm tra xuyên Việt, xuyên Tết năm 2022 và năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ, cũng như các kỳ họp của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT với những chỉ đạo sát sao đã không chỉ kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, mà còn tạo khí thế, quyết tâm mới trong các đơn vị thi công công trình.

“Quyết tâm ‘vượt nắng, thắng mưa’, ‘không thua đại dịch’, ‘ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương’ thi công ‘3 ca 4 kíp’, ‘làm việc xuyên lễ, xuyên Tết’ đã được truyền lửa về các đại công trường, khiến các nhà thầuchúng tôi cũng tạm gác lại những lợi ích riêng, dốc sức đẩy nhanh tiến độ các dự án”, ông Phạm Văn Khôi, Chủ tịch HĐQT Công ty Xây dựng Phương Thành chia sẻ.

Một dấu ấn không thể không nhắc đến, là hầu hết các chỉ đạo của Thủ tướng Chỉnh phủ và lãnh đạo Chính phủ trong 4 năm qua được triển khai, cụ thể hóa rất nhanh. Từ năm 2023 đến nay, thông báo kết luận các phiên họp của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT được phát hành chỉ sau 1 ngày họp và “về” đến các công trường sau 1 - 2 ngày.

Tinh thần dám nghĩ, dám làm

Sau bước khởi đầu chậm chạp, tính đến tháng 4/2024, toàn bộ 11 dự án thành phần thuộc Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 với tổng chiều dài 653 km đã được thông xe - kết quả mà vào năm 2021, nhiều người trong cuộc không dám mơ ước.

Theo ông Khuất Việt Hùng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, một trong những bước ngoặt đối với Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 là khi 2 nghị quyết về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu cung cấp cho dự án cao tốc được Chính phủ ban hành đã “tháo tung” những nút thắt đeo bám dai dẳng công trường giao thông trọng điểm này.

Toàn ngành giao thông - vận tải sẽ tiếp tục quán triệt nhận thức và hành động quyết liệt theo phương châm: đoàn kết, liêm chính; kỷ luật, kỷ cương; tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; năng động, đổi mới sáng tạo.

- Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Trần Hồng Minh
相关内容
推荐内容