【kq bong da ha lan】Tăng tính khả thi cho các giải pháp quản lý thuế

 人参与 | 时间:2025-01-10 00:12:28

MD

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung phát biểu tại hội trường. Ảnh: PV

Tăng tính khả thi cho các quy định về cưỡng chế thuế

Theăngtínhkhảthichocácgiảiphápquảnlýthuếkq bong da ha lano đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình), lĩnh vực thuế đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo nguồn thu ngân sách quốc gia. Thời gian qua, ngành Thuế có nhiều nỗ lực, cố gắng tuy nhiên cũng gặp phải nhiều sức ép. Vì vậy, đại biểu đề nghị việc sửa đổi luật cần chú trọng hai vấn đề lớn là quản lý chặt chẽ để tránh tình trạng doanh nghiệp (DN) ngày càng phát triển, mở rộng kinh doanh song thuế lại không thu được và vấn đề triển khai hoá đơn điện tử để tránh thất thu thuế.

Quan tâm đến tính khả thi khi thực hiện các quy định về cưỡng chế thuế, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An) cho biết, dự thảo có quy định biện pháp cưỡng chế bằng cách trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác.

Tuy nhiên, một cá nhân, một tổ chức rất dễ dàng mở nhiều tài khoản ở các ngân hàng khác nhau, ngoài ngân hàng đã đăng ký với cơ quan thuế. Do đó, khi quyết định hành chính không được thi hành thì cơ quan chức năng thuế chỉ có thể nắm thông tin tài khoản tại ngân hàng mà đối tượng đăng ký, còn ở các ngân hàng khác thì không thể biết được và cũng không có quyền nắm được các thông tin này như các cơ quan tố tụng, các cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án.

Do đó, đại biểu đề xuất bổ sung quy định tạo cơ chế cho cơ quan quản lý thuế có thực quyền nắm bắt thông tin tài khoản của đối tượng vi phạm hành chính về thuế, nợ thuế tại các ngân hàng ngoài các ngân hàng mà đối tượng đã đăng ký với cơ quan thuế.

Kèm theo đó là trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc đề nghị cung cấp thông tin cũng như đề nghị tạm phong tỏa tài khoản và quy định trách nhiệm hỗ trợ, phối hợp của các tổ chức tín dụng trong trường hợp này.

Một biện pháp cưỡng chế nữa được quy định tại dự thảo là thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ. Theo đại biểu, quy định này khó khả thi, ngoại trừ bên thứ ba là ban quản lý dự án, cơ quan tài chính, kho bạc v.v... hay nói cách khác, bên thứ ba là "người của mình", có phối hợp, hỗ trợ cơ quan thuế.

"Vấn đề ở đây là sự chưa đồng bộ liên kết giữa các quy định pháp luật với nhau, pháp luật về thuế thì quy định nhiều cơ chế, quyền hạn cho cơ quan thuế nhưng cơ chế, quyền hạn này không được đảm bảo ở những quy định pháp luật ở lĩnh vực khác. Nên muốn thực hiện được quy định như trên cần sửa đổi, bổ sung ở các quy định có liên quan như pháp luật dân sự, tố tụng dân sự, xử lý vi phạm hành chính, kinh doanh..." - đại biểu Phan Thị Mỹ Dung nói.

Cũng liên quan đến cưỡng chế thuế, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cho biết, tại Khoản 2 Điều 133 quy định, giá trị tài sản kê biên của đối tượng bị cưỡng chế tương đương với số tiền được ghi trong quyết định cưỡng chế và chi phí cho việc tổ chức cưỡng chế. Theo đại biểu, quy định như vậy để tránh lạm dụng, nhưng chỉ phù hợp trong điều kiện bình thường. Thực tế, số tiền thuế có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn rất nhiều so với tài sản kê biên. Trong điều kiện không có tài sản nào khác, nếu quy định như vậy thì rất khó cưỡng chế.

Vì vậy, đại biểu đề nghị nên quy định theo hướng mở để trong trường hợp tài sản cao hơn hay thấp hơn số tiền phải cưỡng chế thì vẫn có thể cưỡng chế được trong trường hợp không có tài sản nào khác.

Cơ quan thuế kiểm tra theo kiến nghị của KTNN, TTNN

Liên quan đến xử lý chậm nộp tiền thuế, đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) cho biết dự thảo giữ quy định mức lãi phạt chậm nộp là 0,03%/ngày, nhằm để nuôi dưỡng nguồn thu, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho DN. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, cần cân nhắc để đảm bảo tính công bằng đối với các DN thực hiện nghiêm nghĩa vụ về thuế với Nhà nước, đồng thời tránh các DN lợi dụng mức lãi chậm nộp thấp để chây ỳ.

Theo đại biểu, nên quy định mức tiền nộp chậm này bằng mức lãi suất quá hạn do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định trong từng thời gian, thời kỳ nhất định thì sẽ chặt chẽ, phù hợp hơn.

Về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) và Thanh tra Nhà nước (TTNN) quy định tại Điều 21, Điều 22 dự thảo luật, đại biểu Mai Hồng Hải (Hải Phòng) cho rằng, dự thảo lần này cơ bản xử lý được vấn đề khi có ý kiến khác nhau giữa cơ quan TTNN, KTNN với cơ quan quản lý thuế.

Cùng ý kiến với một số đại biểu trước, đại biểu cho rằng, hai nguyên tắc cần được tôn trọng là kết luận của KTNN phải được thực hiện và cơ quan nào sai, người nộp thuế sẽ được khiếu nại, khởi kiện cơ quan đó.

Tuy nhiên, đại biểu cũng băn khoăn về việc quyết định của KTNN không phải quyết định hành chính nên không đủ điều kiện để khởi kiện. Hơn nữa, khi cơ quan thuế ra quyết định xử phạt, người nộp thuế có ý kiến với quyết định này của cơ quan quản lý thuế, nên không rõ đối tượng khiếu kiện.

Chính vì vậy, đại biểu đề nghị sửa Điểm b Khoản 2 Điều 21, Điểm b Khoản 2 Điều 22 theo hướng TTNN, KTNN khi không trực tiếp thanh tra, kiểm toán người nộp thuế mà chỉ thanh tra, kiểm toán người quản lý thuế, nếu ra kết luận có kiến nghị về nghĩa vụ thuế đối với người nộp thuế thì không kết luận cụ thể mà chỉ nêu vấn đề và giao trách nhiệm cho cơ quan quản lý thuế tiến hành làm việc với người nộp thuế để kiểm tra, xác minh chính xác nghĩa vụ thuế và yêu cầu người nộp thuế thực hiện.

Nghĩa là cơ quan thuế thực hiện việc kiểm tra, thanh tra theo kiến nghị của KTNN, TTNN. Đồng thời cơ quan thuế có trách nhiệm báo cáo kết quả cho TTNN, KTNN.

H.Y

顶: 2踩: 4