【xếp hạng giải vô địch tây ban nha】EVN: Đổi mới từ tư duy đến hành động
Lãnh đạo EVN làm việc với UBND huyện Quốc Oai gỡ khó về giải phóng mặt bằng các dự án điện |
Phát triển vượt bậc
Những năm gần đây,Đổimớitừtưduyđếnhànhđộxếp hạng giải vô địch tây ban nha đặc biệt là giai đoạn 2011 - 2016, ngành điện, trong đó Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giữ vai trò chủ chốt đã có bước phát triển vượt bậc và đạt được những thành tích ngoạn mục.
Trước hết, ngành điện đã bảo đảm cung ứng điện phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhiều năm liên tục. Trong đó đã xây dựng được hệ thống hạ tầng nguồn và lưới điện ngang tầm khu vực với vị trí thứ 2 Đông Nam Á. Nếu như năm 2010, tổng công suất đặt các nhà máy điện 20.000MW, sản lượng điện sản xuất ước đạt trên 100 tỷ kWh thì đến năm 2016, nguồn điện đã đạt 42.000MW, sản lượng điện sản xuất gần 177 tỷ kWh. Tập đoàn đã hoàn thành cơ bản tiến độ các công trình điện thuộc Quy hoạch phát triển điện quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 (đã được hiệu chỉnh), trong đó, dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La, Lai Châu đã hoàn thành đóng điện toàn bộ công trình trước tiến độ 1 - 3 năm, làm lợi cho nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng. Đồng thời, hoàn thành hàng nghìn công trình lưới điện 110 - 500kV; hoàn thành các dự án cấp điện cho nhiều xã đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa trên cả nước; góp phần nâng tổng số huyện có điện lưới là 100%, gần 100% số xã và 99,8% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng X đề ra.
Cán bộ, công nhân ngành điện đã có bước chuyển mạnh mẽ trong nhận thức, khắc phục các biểu hiện quan liêu, cửa quyền, xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp, tận tụy, thân thiện hơn với DN, người dân. |
EVN đã vận hành hệ thống điện an toàn, linh hoạt, hợp lý các nguồn điện, truyền tải điện từ Bắc vào Nam, năm 2016 là năm thứ 3 hệ thống điện có dự phòng. Điều này thực sự có ý nghĩa to lớn, bởi lẽ chỉ vài năm trước đó, Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu điện, nhiều nơi phải cắt điện luân phiên, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp (DN) và sinh hoạt của nhân dân.
Đổi mới từ tư duy đến phương thức lãnh đạo
Theo kết quả điều tra, khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với hơn 10.000 DN dân doanh và gần 1.600 DN FDI trong năm 2016 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cho thấy, dịch vụ điện năng được đánh giá khá cao. Các tổ chức quốc tế như Liên hiệp quốc, Ngân hàng Thế giới cũng đánh giá cao những thành tích của ngành điện trong việc cấp điện cho toàn dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tạo công bằng xã hội.
EVN đã chủ động mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước tìm nguồn vốn đầu tư các dự án điện cũng như trả nợ thay vì trông chờ phân bổ nguồn ngân sách như trước đây. Bên cạnh đó, lãnh đạo thường xuyên bám sát kế hoạch và căn cứ tình hình thực tế để chỉ đạo điều hành, tăng cường giám sát tìm cách tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện...
Quan trọng hơn, ngành điện đã từng bước nỗ lực đổi mới căn bản hệ thống quản lý, bộ máy tổ chức; đổi mới lề lối, tác phong và tư duy làm việc; áp dụng công nghệ mới, đẩy mạnh cải cách hành chính; loại bỏ những thủ tục không cần thiết, bổ sung thêm nhiều chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý điều hành, sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất lao động và chất lượng dịch vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và xã hội.