发布时间:2025-01-25 23:38:38 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
Ngoài ra, Cục TCDN thực hiện xử lý tài chính, xử lý lao động dôi dư đối với các DNNN trước khi thực hiện sắp xếp, cổ phần hoá. Kiểm tra, giám sát các tập đoàn kinh tế (TĐKT), tổng công ty (TCT) thực hiện đề án tái cơ cấu, triển khai thực hiện chiến lược phát triển ngành của các TĐKT, TCT, quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (DNNN), bảo đảm công khai, minh bạch. Kiểm tra việc thực hiện nộp tiền thu từ cổ phần hóa của các TĐKT, TCT, DNNN về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN.
Nhìn lại năm 2015, Cục TCDN đã rà soát các cơ chế, chính sách về tài chính doanh nghiệp để hoàn thiện theo hướng nâng cao năng lực quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; Nâng cao quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá theo định kỳ của cơ quan tài chính đối với DNNN; Thực hiện giám sát, tổng hợp tình hình tài chính, xử lý các vấn đề tài chính, xử lý các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, của Thanh tra Chính phủ theo nhiệm vụ trách nhiệm được giao.
Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại, Cục TCDN đã trình Bộ Tài chính giải quyết chế độ đối với lao động dôi dư, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp thuộc Vinatex; sắp xếp các chi nhánh, thoái vốn đầu tư của TKV; bàn giao các công ty lâm nghiệp thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam về UBND tỉnh Thanh Hóa; chuyển giao nhà máy Phong điện đảo Phú Quý từ PVN sang EVN; dự án điều chỉnh quy hoạch ngành Than Việt Nam; Xử lý vướng mắc khi cổ phần hóa Tổng công ty Máy nông nghiệp; phê duyệt quyết toán cổ phần hóa của Tổng công ty Điện tử và tin học Việt Nam; bán tiếp phần vốn nhà nước ở Sabeco và Habeco; thoái vốn của EVN tại ABBank; phương án xác định giá trị rừng để cổ phần hóa Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực giao thông, xây dựng, Cục TCDN đã trình Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn vốn cấp tạm ứng để phục vụ sản xuất, kinh doanh và nguồn thu từ tái cơ cấu của SBIC. Định kỳ báo cáo Bộ về tình hình tái cơ cấu, đánh giá kết quả tái cơ cấu, xử lý vướng mắc của SBIC; Phương án tái cơ cấu Xi măng Sông Thao của HUD, Xi măng Hạ Long của Tổng công ty Sông Đà; Phương án tái cơ cấu nợ của Vinalines;
Phương án thoái vốn của các Tổng công ty: Đường sắt, Công trình giao thông 6,5,8, Công nghiệp ô tô, Hàng hải, Hàng không; Phương án cổ phần hóa các Tổng công ty: Cảng hàng không, Lắp máy, Hàng hải, Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương, Bệnh viện Nam Thăng Long, các Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ, Cơ khí xây dựng, Xây dựng số 1, Vật liệu xây dựng số 1, Tư vấn xây dựng...
Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy, hải sản, Cục TCDN đã trình Bộ Tài chính tham gia Ban chỉ đạo cổ phần hóa và tham mưu xử lý vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa của các Tổng công ty: Lâm nghiệp, Lương thực miền Nam, Chè, Thủy sản, Rau quả nông sản, Xây dựng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
Ngoài ra, Cục còn tham mưu xử lý việc chuyển giao các đơn vị sự nghiệp thuộc VNPT về các Bộ và địa phương quản lý, thành lập 3 Tổng công ty thuộc VNPT; xử lý vướng mắc trong công tác thoái vốn của VNPT; chia tách và chuyển Công ty Mobifone thành Tổng công ty Viễn thông Mobifone; Đề án tái cơ cấu các doanh nghiệp thuộc Đài Truyền hình Việt Nam.
Đối với doanh nghiệp địa phương, Cục TCDN đã báo cáo Bộ Tài chính tham gia ý kiến với Văn phòng Chính phủ việc xếp loại doanh nghiệp năm 2013 của các doanh nghiệp thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh, Tổng công ty Khánh Việt, đề án thành lập Công ty TNHH MTV đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh, chuyển 2 doanh nghiệp về làm thành viên của Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn, tái cấu trúc tài chính dự án Cảng container trung tâm Sài Gòn, hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và thoái vốn nhà nước, xử lý nợ để cổ phần hóa.
Theo lộ trình, giai đoạn 2011-2015 cả nước phải sắp xếp, cổ phần hóa 432 DNNN. Riêng trong năm 2015 phải hoàn thành cổ phần hóa 285 doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến cuối năm 2015, vẫn còn khoảng 100 DN chưa thể cổ phần hóa. |
相关文章
随便看看