【trận coventry】Mở cửa “hút” doanh nghiệp đầu tư, "phá" thế độc quyền trong kinh doanh vàng
"Phá" thế độc quyền trong kinh doanh vàng Chia sẻ về nguyên nhân và những "nút thắt" trong công tác quản lý thị trường vàng hiện nay tại Tọa đàm "Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, sáng 25/1, GS.TS. Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho biết, Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ra đời năm 2012. Thời điểm đó, vàng đang được coi như một phương tiện thanh toán, gần như là tiêu dùng vàng thay cho tiền; hầu như những quan hệ gì giá trị lớn là quy thành vàng. Và phải nói rằng, đó là thời kỳ "vàng hóa nền kinh tế". Thực tế cho thấy, trong bối cảnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2012/NĐ-CP rất kịp thời nhằm hạn chế tình trạng "vàng hóa", dùng vàng để thay thế các công cụ thanh toán. Trong những năm qua, Nghị định số 24/2012/NĐ-CP đã phát huy tác dụng khá tốt. Gần như đã chấn chỉnh được tình trạng dùng vàng làm công cụ giao dịch. Tuy nhiên, đến nay, tình hình đã thay đổi rất nhiều. Về kinh tế vĩ mô, về quan hệ tài chính, tiền tệ, quan hệ quốc tế… có rất nhiều thay đổi nhưng Nghị định số 24/2012/NĐ-CP vẫn được duy trì. Điều này đã tạo ra rất nhiều hạn chế. Cụ thể, Nghị định số 24/2012/NĐ-CP quy định rất chặt chẽ: Nhà nước là cơ quan độc quyền sản xuất vàng miếng, độc quyền trong quản lý xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Trong đó việc Nhà nước chỉ lấy một thương hiệu vàng (SJC) là thương hiệu quốc gia dẫn đến tâm lý đa số người dân sẽ lựa chọn vàng tin cậy nhất để tích trữ. Trong khi cung không đủ mà cầu cao sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu và đây là nguyên nhân khiến giá vàng tăng. Bên cạnh đó, việc không có sự liên thông trong xuất nhập khẩu vàng cũng là một hạn chế. Ví dụ trong nước giá cao, cần nhập khẩu vào để cân bằng. Nếu trong nước giá thấp, thế giới giá cao thì phải xuất khẩu ra. Nhưng thực tế, việc không thể xuất nhập khẩu dẫn tới không thể cân bằng được giữa thị trường vàng trong nước và thế giới. Thêm nữa là không bình đẳng giữa những vàng miếng với nhau. Có thể chất lượng cùng 9999 như nhau nhưng vàng SJC Nhà nước bảo hộ thì giá rất cao. Các vàng khác không được bảo hộ thì đương nhiên giá sẽ thấp. Điều này sẽ nguy hại không phải chỉ riêng cho người dân mà còn thiệt hại về mặt xã hội. Khi giá vàng trong nước và giá vàng thế giới chênh lệch nhiều sẽ sinh lợi cho việc nhập lậu vàng. Bởi Nhà nước không cấp phép nhập vàng thì người ta sẽ buôn lậu. Buôn lậu tăng lên dẫn đến "lỗ hổng" trong việc quản lý thị trường vàng, thất thu thuế, không tạo ra một thị trường cạnh tranh minh bạch, bình đẳng. Chia sẻ thêm, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho hay, theo thông lệ quốc tế, người ta coi vàng là một loại hàng hóa. Và quy định có hai loại vàng là vàng vật chất và vàng phi vật chất. Vàng vật chất bao gồm vàng thỏi, vàng miếng, đồng tiền vàng, trang sức. Còn vàng phi vật chất bao gồm vàng tài khoản và các chứng chỉ về vàng được giao dịch rất thông dụng trên thị trường. Trong Nghị định 24/2012/NĐ-CP chỉ đề cập đến vàng vật chất, đặc biệt vàng miếng được chọn là thương hiệu quốc gia và được Nhà nước độc quyền sản xuất và kinh doanh. Cần thành lập sàn giao dịch vàng Gợi ý về một số kinh nghiệm trên thế giới, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng, theo khảo sát của hiệp hội và rất nhiều hội thảo, đồng thời cũng đã có cuộc làm việc với Hội đồng Vàng thế giới đều khẳng định, các nước trên thế giới, kể cả các nền kinh tế lớn, các ngân hàng trung ương không quản lý trực tiếp về kinh doanh vàng bởi họ quan niệm vàng là một loại hàng hóa thông thường. Tại các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan thì có Bộ Thương mại hoặc Bộ Công thương, Bộ Kinh tế quản lý. Ngân hàng Nhà nước chỉ quản lý về ngoại hối, điều tiết các dòng tiền ngoại tệ. Và các ngân hàng trung ương ở các nước chỉ có vai trò dự trữ quốc gia, điều phối vàng như là một tài sản để dự trữ quốc gia. Đây là một công cụ để bảo đảm an ninh tiền tệ. Như vậy, ngân hàng trung ương ở các nước không trực tiếp quản lý vàng. Theo đó, ông Nguyễn Thế Hùng cho rằng, cần phải xem xét lại cách thức quản lý thị trường vàng hiện nay. Nếu chúng ta quan niệm giống như các nước trên thế giới, vàng là một loại hàng hóa thì Ngân hàng Nhà nước không quản lý trực tiếp thị trường vàng nữa. Đồng quan điểm, ông Hoàng Văn Cường cho rằng, đứng trước tình trạng đó, trong tình hình hiện nay, rất cần có sự thay đổi về phương thức quản lý. Chắc chắn phải nghĩ đến chuyện thay đổi, sửa đổi quy định Nghị định số 24/2012/NĐ-CP này. "Đặc biệt, phải xem lại xem có nhất thiết phải độc quyền Nhà nước về một thương hiệu vàng hay không. Tôi cho rằng, vàng là một hàng hóa khá thông thường, mọi người đều có thể sử dụng và Nhà nước quản lý mặt hàng này rất dễ, do đó, không nhất thiết phải độc quyền" - ông Cường chỉ ra. Đề cần thêm về giải pháp, GS.TS Hoàng Văn Cường nhấn mạnh, cần "mở cửa" cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất vàng miếng để đáp ứng nhu cầu của người dân. Khi cung được tự do, được cạnh tranh bình đẳng thì người dân tiếp cận vàng tích lũy sẽ dễ dàng hơn, không còn tình trạng khan hiếm nữa. Bên cạnh đó, theo GS.TS Hoàng Văn Cường, một trong những giải pháp phát triển thị trường vàng là phải thành lập Sàn giao dịch vàng và cho phép liên thông với thị trường vàng thế giới. Khi đó, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới sẽ được giữ ổn định và thu hẹp lại. Thị trường sẽ điều tiết giá vàng theo cơ chế cung cầu. Góp ý thêm về vấn đề này, tiến sĩ Trần Thọ Đạt cho hay, ở Việt Nam đã có Sở Giao dịch hàng hóa và nên coi vàng như một loại hàng hóa, niêm yết trên Sở Giao dịch hàng hóa với các hợp đồng tương lai (futures), quyền chọn (options) và các sản phẩm khác. Như vậy vừa đảm bảo sự kết nối giữa giá vàng Việt Nam và thế giới, vừa giúp thị trường trong nước phản ứng nhanh nhạy với các biến động của giá thế giới. "Cung - cầu sẽ điều tiết giá một cách chủ động và tự nhiên, không cần điều tiết thị trường bằng các giải pháp cứng" - tiến sĩ Trần Thọ Đạt nói.Giá vàng cao kỷ lục,húttrận coventry doanh nghiệp kinh doanh vàng lãi nghìn tỷ Xóa độc quyền sẽ thu hẹp chênh lệch giá vàng Các chuyên gia tham dự tọa đàm "Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững" GS.TS. Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam
相关推荐
-
Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
-
Quốc hội sẽ giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã đi vay phải làm những dự án lớn, xoay chuyển tình thế
-
Thủ tướng: 3 cam kết của Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài
-
HLV Kim Sang
-
Thủ tướng mong muốn doanh nghiệp Brazil vượt khoảng cách địa lý, tăng cường đầu tư tại Việt Nam
- 最近发表
-
- Tai nạn giao thông trên quốc lộ 51, 1 Người đàn ông tử vong
- Bộ trưởng Ngoại giao ghi sổ tang chia buồn Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời
- Đã có 5 vụ việc được áp dụng án lệ
- Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt các nữ doanh nhân tiêu biểu
- Clip đoàn xe phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- Tỷ lệ giải ngân đầu tư công năm 2023 có thể đạt mục tiêu ít nhất 95%
- Đầu tư công phải hiệu quả, tránh áp lực giải ngân bằng mọi giá
- OECD mong muốn nâng tầm quan hệ với Việt Nam
- Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- Thủ tướng kiểm tra dự án đạm Hà Bắc
- 随机阅读
-
- Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- 19 hành vi tiêu cực: Tổ chức tiệc đình đám chỉ là cái cớ để vụ lợi
- 10 người chặn xe gây ách tắc ở Phan Rí Cửa lĩnh án
- Phó Chánh văn phòng Cơ quan CSĐT làm Giám đốc Công an Ninh Bình
- Microsoft vinh danh chuyên gia giáo dục sáng tạo VN
- Quốc hội thông qua nghị quyết về phân bổ vốn và kế hoạch đầu tư công
- Kiểm toán Nhà nước bốc thăm 34 cán bộ để ‘soi’ kê khai tài sản
- Hợp tác triển khai các hoạt động phát triển công nghệ cao cho thế hệ trẻ Việt Nam
- Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong
- Chủ tịch Hà Nội: Tăng cường thoát nước, chống úng ngập trong kỳ thi lớp 10
- Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam công khai, minh bạch, lành mạnh
- Chính sách dân tộc: Bà con phải hiểu, đồng thuận, đồng lòng thì mới thành công
- 5 phút tối nay 5
- Thủ tướng: Không để nhồi nhét khách, xử nghiêm vi phạm nồng độ cồn dịp 2/9
- TPHCM hiện thực hóa các cơ chế, chính sách đặc thù
- Thủ tướng: Không để bất cứ học sinh nào không được tới trường
- Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- Quốc hội sẽ xem xét điều chỉnh thời điểm thi hành Luật Đất đai từ 1/8/2024
- Thủ tướng thăm Cụm liên trường TP Lào Cai
- Hà Nội cần có định chế tài chính riêng để huy động nguồn lực
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Khách sạn phố cổ Hà Nội rao bán gần 2 tỷ đồng/m2
- Đằng sau những 'chiêu trò' bán cắt lỗ bất động sản
- Hải quan lên tiếng vụ bán đấu giá lô hàng gần 170 tấn thịt trâu đông lạnh
- Đầu tư farmstay tăng đột biến
- Đằng sau những 'chiêu trò' bán cắt lỗ bất động sản
- Nghịch lý dệt may
- Tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hải quan liên quan tới Nghị định 59
- Nam Định: Tuyên dương 115 tổ chức, cá nhân nộp thuế tốt
- Nhiều quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung
- Năm 2018, phấn đấu kết nối 130 thủ tục mới với Cơ chế một cửa quốc gia