Nhiều đề tài triển khai,ánhthànhtrungtâmnghiêncứuvàchuyểngiaocôngnghệlớnnhấtnướbong y ứng dụng thực tế Trung tâm Nghiên cứu - Chuyển giao và Giám định công nghệ của Hà Nội đặt tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, cách đường Hồ Chí Minh 15 km, cách Sân bay Nội Bài 20 km, cách cảng Hải Phòng 110 km và cảng Quảng Ninh 180 km. Với diện tích 2,1 ha, đây là khu phức hợp liên thông về khoa học - công nghệ lớn nhất cả nước, từ nghiên cứu, sản xuất và giám định công nghệ. Trung tâm này được thiết kế đáp ứng cho 200 nhà khoa học làm việc tại 5 khu trong tổ hợp. Các thiết bị nghiên cứu hiện đại trên thế giới có thể kết nối nhà khoa học tại các viện, trường và phòng thí nghiệm trọng điểm tại Thủ đô, đồng thời là nơi liên kết nghiên cứu cho các nhà khoa học Việt kiều và nhà khoa học quốc tế trong các chương trình hợp tác khoa học - công nghệ. Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao và Giám định công nghệ của Hà Nội nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm hàm lượng công nghệ caoTrung tâm có hệ thống khép kín, gồm xưởng sản xuất, các công nghệ cơ khí chế tạo; điện tử và tự động hóa; các thiết bị giám định và phân tích công nghệ. Các lĩnh vực công nghệ được nghiên cứu - chuyển giao và thẩm định trong Trung tâm rất đa dạng và được tối ưu hóa, bao gồm: Công nghệ cơ khí chế tạo, Công nghệ điện tử - tự động hóa, Công nghệ tiết kiệm năng lượng và Công nghệ môi trường. Trung tâm sẽ đồng bộ từ khâu nghiên cứu, nhập dây chuyền cho đến khâu ra sản phẩm, kết nối từ nhà khoa học đến doanh nghiệp tiêu thụ sản xuất. Một trong những đề tài mà Trung tâm sẽ tiến hành là nghiên cứu sản xuất pin năng lượng mặt trời. Trong bối cảnh nguồn năng lượng cơ sở như than đá, nước của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có dấu hiệu cạn kiệt, thì nguồn pin năng lượng mặt trời - một trong những nguồn năng lượng có khả năng thay thế, đang được nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới quan tâm. Ông Nguyễn Quang Việt, Phó trưởng Ban Khoa học - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đánh giá: “Trung tâm Nghiên cứu - Chuyển giao và Giám định công nghệ Hà Nội đi vào hoạt động, với việc nghiên cứu pin năng lượng mặt trời sẽ góp phần giải bài toán thiếu năng lượng trong những năm tới”. Chắp cánh công nghệ “Made in Vietnam” Sở hữu cơ sở hạ tầng, dây chuyền công nghệ được đầu tư lớn nhất Việt Nam, với tổng vốn đầu tư lên tới 600 tỷ đồng, với mô hình nghiên cứu và sản xuất hiện đại, Trung tâm Nghiên cứu - Chuyển giao và Giám định công nghệ Hà Nội được kỳ vọng sẽ cho ra đời các thiết bị cơ khí, các sản phẩm bo mạch điện tử “Made in Vietnam”, các sản phẩm chip LED được chế tạo theo công nghệ tiết kiệm năng lượng, chủ động về nguồn cung, đồng thời nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm. TS. Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cho biết, Trung tâm sẽ tập trung vào một số sản phẩm trọng điểm về điện tử viễn thông, điện tử dân dụng, hay những sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp mà Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Dự kiến, những tấm pin năng lượng mặt trời của Trung tâm sẽ hòa lưới điện quốc gia vào năm 2020Trong đó, lĩnh vực tiết kiệm năng lượng là trọng tâm đầu tư của Trung tâm, với sản phẩm chủ lực là pin năng lượng mặt trời hiệu suất cao, kích thước nhỏ. Dự kiến, những tấm pin năng lượng mặt trời của Trung tâm sẽ hòa lưới điện quốc gia vào năm 2020. "Dự án Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ và giám định công nghệ tại Khu công nghiệp cao Hòa Lạc, là yếu tố then chốt, đẩy nhanh phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ - chuyển giao công nghệ để phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế thế giới và yêu cầu về sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế", TS. Lê Xuân Rao nhận định. Cũng theo ông Lê Xuân Rao" “Trung tâm nghiên cứu - chuyển giao công nghệ sẽ trở thành đơn vị liên kết hoạt động nghiên cứu - ứng dụng và nhu cầu chuyển giao công nghệ của các DN trên địa bàn Hà Nội. Dự án đầu tư phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ và phát triển trong các lĩnh vực điện, điện tử, tự động hóa, cơ khí và xử lý ô nhiễm môi trường; quản lý, chuyển giao, giám định công nghệ... có khả năng liên kết với Viện nghiên cứu, trường đại học nhằm tận dụng và phát huy năng lực KH&CN trên địa bàn, phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế, trong đó tập trung vào định hướng phát triển sản xuất - dịch vụ công nghệ cao của Hà Nội trong những năm tới. Việc đầu tư xây dựng Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ và giám định công nghệ tại khu nghiên cứu và triển khai khu công nghệ cao Hòa Lạc TP Hà Nội là cần thiết và đúng theo định hướng của TP. Đây được xác định là khu vực trung tâm trong tương lai" “Trung tâm có dây chuyền công nghệ đầu tư đồng bộ, là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội không những của Thủ đô mà còn của Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đánh giá. Nhằm phát triển bền vững, với tầm nhìn lâu dài, yếu tố con người là một trong những yếu tố quan trọng được Trung tâm chú trọng đầu tư. Ông Phạm Văn Hiệp, Giám đốc Trung tâm cho biết, Trung tâm đã thu hút được nhiều sinh viên giỏi, tâm huyết với khoa học thuộc các trường Đại học Bách khoa, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM… giúp cho sự phát triển lâu dài của Trung tâm. Tuấn Hiệp |