Cũng theo Tổng Thư ký Quốc hội, cùng với phiên thảo luận về ngân sách nhà nước, 10/26 ngày của Kỳ họp này sẽ được truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi như: Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi), báo cáo bình đẳng giới, hay báo cáo giải quyết khiếu nại tố cáo…
Thông tin tại buổi họp báo cho biết, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày 23/10/2017 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Theo chương trình dự kiến, Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 26 ngày (trong đó có 1 ngày thứ Bảy) và Quốc hội họp phiên bế mạc vào ngày 24/11/2017.
Phó Tổng Thư ký Quốc hội, ông Lê Bộ Lĩnh cho biết thêm, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tích cực triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 đã đề ra. Mặc dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng; sự giám sát hiệu quả của Quốc hội; sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Chính phủ; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, nền kinh tế nước ta đã vượt qua những khó khăn, thách thức và có nhiều chuyển biến tích cực. Mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 cơ bản được hoàn thành, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực.
Tiếp tục phát huy hiệu quả của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ thứ 3, Quốc hội khóa XIV, tại kỳ họp thứ 4 này, Quốc hội cũng dành thời gian 3 ngày để thực hiện việc chất vấn và trả lời chất vấn.
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV là kỳ họp cuối năm của Quốc hội và theo thông lệ, đối với những kỳ họp cuối năm bên cạnh nhiệm vụ lập pháp, Quốc hội còn tập trung thời gian cho việc thảo luận, xem xét và quyết định nhiều nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và các năm tiếp theo. Đồng thời tại kỳ họp này, Quốc hội cũng dành thời gian xem xét, quyết định về vấn đề nhân sự.
Theo Chương trình của kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 6 dự án luật, 12 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 9 dự án luật khác. Các dự án luật được Quốc hội xem xét, thông qua, gồm: Luật Quản lý nợ công (sửa đổi); Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi); Luật Thủy sản (sửa đổi); Luật Quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Cùng với đó, Kỳ họp cũng sẽ xem xem xét, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, như: Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2018; Nghị quyết về Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông; Nghị quyết về cơ chế, chính sách để phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; ...
Các dự án luật được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, gồm: Luật Tố cáo (sửa đổi); Luật Quốc phòng (sửa đổi); Luật An ninh mạng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao; Luật Đo đạc và bản đồ; Luật Cạnh tranh (sửa đổi); Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành khoảng 15 ngày để xem xét, thảo luận các báo cáo và quyết định một số vấn đề quan trọng của đất nước, gồm: Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; Báo cáo về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2017; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018; Báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017; Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020...
Ngoài ra, tại Kỳ họp này, một số báo cáo và nghị quyết của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước cũng được gửi tới các vị đại biểu Quốc hội để tự nghiên cứu./.
Dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp lần này gồm 10 chương, 63 điều. Dự án Luật đã được xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3; sau đó tiếp tục được thảo luận, cho ý kiến tại Phiên họp thứ 13, 14 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Dự thảo Luật trình xin ý kiến của Quốc hội tại kỳ họp này, gồm những nội dung sau: phạm vi nợ công (Điều 1); Phân loại nợ (Điều 4); Quản lý nhà nước về nợ công (Điều 6); Giám sát việc quản lý nợ công (Điều 7); Những hành vi bị cấm trong quản lý, sử dụng nợ công (Điều 8); Xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng nợ công (Điều 9); Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nợ công (từ Điều 10 đến Điều 20); Chỉ tiêu an toàn nợ công (Điều 21); Chiến lược nợ công, Kế hoạch vay trả nợ công, Chương trình quản lý nợ trung hạn, Quản lý cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ (Chương V); Cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ (Chương VI); Quỹ Tích lũy trả nợ (Điều 56) và một số vấn đề khác.
Duy Thái
顶: 76踩: 8
【cá cược bóng đá tây ban nha】Quốc hội thảo luận về NSNN sẽ được truyền hình trực tiếp
人参与 | 时间:2025-01-24 23:50:08
相关文章
- Giải thưởng Sao Khuê 2025: Tìm kiếm và giới thiệu những sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc
- Tín đồ Apple suýt mất đùi phải vì iPhone 6 phát nổ trong túi quần
- Bão số 7 áp sát bờ biển từ Quảng Ninh
- Hoàng tử Anh William sắp tới Việt Nam
- Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
- Chiến sự Syria mới nhất ngày 8/11: Trẻ em Syria đi học trong hang
- Một công nhân của Công ty than Dương Huy ngạt khí tử vòng
- Chiến sự Syria mới nhất hôm nay ngày 9/10/2016
- TP.HCM: Thông xe cầu 343 tỷ đồng sau 5 năm xây dựng
- Chiến sự Syria mới nhất hôm nay ngày 23/10/2016
评论专区