【kệt quả bóng đá】Vùng lũ Quảng Bình: Cuộc sống khó khăn bên những ngôi nhà đổ nát
作者:Nhà cái uy tín 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:08:21 评论数:
Hàn gắn những vết thương ở vũng lũ Quảng Bình (HQ Online) - 3 trận lũ liên tiếp vừa đi qua,ùnglũQuảngBìnhCuộcsốngkhókhănbênnhữngngôinhàđổnákệt quả bóng đá Quảng Bình lại tiếp tục chịu ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số ... |
Nước mắt sẽ qua đi và nụ cười sẽ nở trên vùng rốn lũ Quảng Bình (HQ Online) - Quảng Bình, lũ chồng lũ. Bao mái nhà tan hoang theo cơn lũ. Hàng nghìn ngôi nhà bị chìm trong nước lũ, ... |
Những ngôi nhà đổ sập
Những ngày sau lũ, chúng tôi về thăm thôn Lộc An, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, người dân trong làng, ai cũng lộ vẻ mệt mỏi.
Chị Nguyễn Thị Sáu, ở Đội 3, thôn Lộc An, An Thủy nói: “Chúng tôi là những người dân vùng lũ, quen sống cùng lũ, nhưng năm nay chúng tôi không tài nào lường trước được, nước lũ lên cao quá, tận nóc nhà. Trong đêm lũ về, gia đình chúng tôi may mắn được sự cứu hộ của chính quyền địa phương. Sau 5 ngày đêm đi tránh lũ, về nhìn ngôi nhà tang hoang, đổ sập chỉ biết khóc".
Ngôi nhà đỗ nát của bà Phan Thị Vang ở Đội 3 thôn Lộc An. |
Chị Sáu nói tiếp: “Nhà sập chỉ còn một góc nhỏ để gia đình chúng tôi có chỗ chui ra chui vào và đặt cái dường nhỏ, còn mọi thứ trong nhà cũng đã trôi theo dòng nước...”.
Chúng tôi nhìn ngôi nhà của chị Sáu chỉ còn lại hai bức tường và mấy tấm lợp, tất cả đều trống hơ, trống hoắc. Cái giường nhỏ là vật quý giá nhất của ngôi nhà, được gia đình chị kê tạm một góc, ở trên được giăng thêm bạt để chống mưa. Chợt nghĩ, không biết, những ngày mưa bão sắp tới gia đình chị phải sống thế nào.
Hoàn cảnh gia đình hiện tại của chị Sáu cũng khó khăn, hai vợ chồng là nông dân và làm thêm nghề chài lưới trên sông kiến Giang để kiếm sống.
Cùng ở Đội 3, thôn Lộc An, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy có bà Phạn Thị Vang, trong lũ, gia đình bà may mắn thoát chết vì cứu hộ đến kịp thời, nước dâng lên tận nóc nhà, hiện tại căn nhà bà cũng đã bị lũ đánh sập. Trên đống đỗ nát của ngôi nhà cũ bà đã khóc và cũng không biết bắt đầu lại từ đâu...
Lũ dữ đã đánh sập nhiều ngôi nhà thôn Lộc An. |
Cùng cảnh ngộ trong thôn Lộc An, xã An Thủy có rất nhiều ngôi nhà bị đổ nát, chúng tôi đi một vòng quanh thôn có đến 6, 7 ngôi nhà bị đánh sập hoặc bị hư hỏng nặng. Với những hộ dân vùng rốn lũ Quảng Bình, cuộc sống sắp tới là những ngày đầy khó khăn, vất vả của con người nơi đây.
Với những hộ dân Đội 3, thôn Lộc An cùng một số hộ nhà cửa không còn, tài sản vật nuôi cũng trôi theo dòng nước lũ, nên cuộc sống sẽ khó khăn hơn bội phần.
Sách vở vùi dưới bùn đất
Lũ cũng đã rút dần, nhưng công tác khắc phục sau lũ vẫn còn bộn bề, có những ngôi trường không thể đưa vào sử dụng được vì đã đổ sập, như điểm Trường mầm non Phong Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình, hay điểm trường Phổ thông cơ sở Phong Thủy, rồi điểm trường Trung học số 1 An Thủy... Và còn rất nhiều điểm trường trên vùng lũ Quảng Bình trẻ em vẫn còn khó khăn khi đến trường, công tác giảng dạy và học tập không biết bắt đầu như thế nào.
Chúng tôi vào thăm các ngôi trường, mọi thứ không còn nguyên vẹn, có nơi thì các nhà công năng bị sập, có nơi cửa ngõ không còn, có nơi trang thiết bị dạy và học bị sóng cuốn trôi, hoặc bị vùi dưới bùn đất…
Cô giáo Nguyễn Thị Vân lục tìm những đồ dùng dạy và học còn sót lại của trường Mầm non Phong Thuỷ sau khi lũ rút. |
Trao đổi với chúng tôi, cô Nguyễn Thị Vân, Hiệu trưởng Trường Mầm non Phong Thủy cho biết: “Hiện tại trường đã thuê được điểm dạy cho các cháu, với mong muốn các cháu nhanh chóng được đến trường. Biết rằng, công tác xây dựng lại ngôi trường phải mất một thời gian rất dài, nhưng làm sao để các cháu nhanh chóng được đến trường còn nhiều việc phải làm, như cơ sở vật chất đảm bảo an toàn phục vụ học tập và giảng dạy. Cô thầy vùng lũ chúng tôi và các em học sinh xin các Mạnh thường quân chia sẻ và nối dài cánh tay của sự yêu thương. Để các cháu được đến trường, để các cháu không bị vùi sâu con chữ dưới bùn đất...”
Những tấm lòng sẻ chia
Với sự tương thân tương ái, cùng chia sẻ những khó khăn hiện tại cùng bà con vùng lũ, nhiều tổ chức và cá nhân đến chung tay góp sức cùng khắc phục những khó khăn hiện tại.
Bà Nguyễn Việt Loan, Chủ tịch Hội Doanh Nhân Du lịch Phố Cổ Hà Nội và những người bạn đã đến Quảng Bình những ngày sau lũ chia sẻ và trao những phần quà cho bà con. Bà Loan chia sẻ, Quảng Bình những ngày này, người dân đã dần dần có nụ cười nhưng có đến nơi đây mới hiểu được những khó khăn mà mọi người đã phải trải qua. Nhìn mực nước ngập vẫn hằn lên gần mái nhà mới thấm thía được nỗi khổ mà người dân phải gánh chịu.
Thấu hiểu với những mất mát to lớn này, dù đang gặp phải những khó khăn do đại dịch Covid- 19 nhưng Hội nữ Doanh Nhân du lịch Phố cổ Hà Nội vẫn một lòng một dạ hướng về miền Trung .
Những tấm lòng sẻ chia đã đến trao những phần quà ý nghĩa cho bà con vùng lũ. |
Bà Loan cho biết: “Chúng tôi đã quyên góp được 127 triệu đồng tiền mặt và hơn 100 triệu tiền hàng hoá nhu yếu phẩm. Chúng tôi đã tặng 260 suất quà và 236 phong bì mỗi phong bì trị giá 500 nghìn đồng tận tay cho người dân thuộc 2 huyện Bố Trạch và Lệ Thuỷ”.
Chia sẻ khó khăn với người dân vùng lũ Quảng Bình, Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Thuận cũng đã vượt qua quãng đường gần 1.000 km đến với bà con vùng lũ. Ông Diệp Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Thuận cho biết: “Đoàn đến với bà con vùng lũ là mang theo tấm lòng, tình cảm của người dân Ninh Thuận đến với Quảng Bình. Món quà của chúng tôi không lớn, nhưng đó là tấm chân tình và sự sẻ chia khó khăn của chúng tôi. Mong sao bà con nhanh chóng ổn định cuộc sống.”
Sự chia sẻ của đồng bào cả nước đã giúp bà con bớt đi một phần khó khăn bởi lũ dữ. |
Quảng Bình những ngày này còn chịu ảnh hưởng của áp thấp từ cơn bão số 10. Trong các làng xóm của người dân vùng lũ, những chuyến xe thiện nguyện vẫn về, họ đến mang theo tình cảm và trách nhiệm đối với cộng đồng với người dân vùng lũ. Dân vùng lũ luôn ghi ơn những tấm lòng của bà con phương xa đã nhường cơm sẻ áo. Dẫu biết rằng, hiện tại cuộc sống và khắc phục của bà con vùng lũ không dễ dàng gì, nhưng bà con tin, và mạnh mẽ lên vì biết xung quanh mình còn có đồng bào cả nước luôn hướng về đồng bào lũ lụt miền Trung.