Saviils Việt Nam cho biết,áchthứccủamặtbằngbánlẻtrongnăsoi kèo góc liverpool năm 2021, hơn 80% nguồn cung bán lẻ mới ở ngoài trung tâm.
Trong một báo cáo vừa phát hành, Savills Việt Nam nhận định vào năm 2021, hơn 80% nguồn cung bán lẻ mới sẽ ở các khu vực ngoài trung tâm. Khi người tiêu dùng đối mặt với việc mất thu nhập và gia tăng sự không chắc chắn, các nhà phát triển đang trì hoãn việc ra mắt các sản phẩm mới.
Những đơn vị vẫn tiếp tục triển khai kế hoạch kinh doanh như dự định sẽ có thể gặp khó khăn với việc các thương hiệu nước ngoài tạm ngừng gia nhập thị trường và các doanh nghiệp đã thành lập hoãn lại kế hoạch mở rộng.
"Một cuộc khảo sát của Savills vào quý III/2020 cho thấy nhiều khách thuê ngành F&B và thời trang đã đóng cửa hoặc giảm diện tích thuê. Xu hướng giảm quy mô này có khả năng tiếp tục trong trung hạn", ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc, Savills Việt Nam nhận định.
Theo chuyên gia này, giá thuê thấp hơn có thể sẽ tạo động lực cho ngành trong khi các nhà bán lẻ truyền thống sẽ cần phải đổi mới các chiến lược phù hợp hơn. Hầu hết các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi Covid-19 như F&B, phòng tập và rạp chiếu phim sẽ phục hồi nhanh hơn sau cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, các lĩnh vực mở rộng hình thức trực tuyến mạnh mẽ hơn như thời trang có thể thấy lợi nhuận chậm hơn khi xem xét sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng sang bán hàng trực tuyến.
Savills cho biết, khách thuê thuộc ngành hàng ăn, uống (F&B) và thời trang có sự thay đổi rõ rệt về diện tích thuê như trả mặt bằng hoặc giảm bớt diện tích thuê để cắt giảm chi phí. Tại một số khu vực phụ thuộc lớn vào lượng người du lịch, khách thuê vẫn quyết trả mặt bằng dù được chủ nhà hạ giá thuê trong ngắn hạn.
Dưới tác động của Covid-19, phía chủ nhà đã áp dụng hỗ trợ giá thuê(khoảng 20%), tuy nhiên con số này chỉ bằng 1/2 so với mong muốn giảm giá lên tới 40% của khách.
Với những hỗ trợ từ phía chủ nhà thuê, nguồn cung mặt bằng cho thuêtại TP HCM trong quý III giảm còn 1,5 triệu m2, công suất lấp đầy trung bình đạt 94%. Cùng với đó, giá chào thuê trung bình gần như không đổi.
Đơn vị này cũng cho biết, trong quý III/2020, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ không còn giữ được đà tăng trưởng, tổng doanh thu hạ xuống còn 40 tỷ USD, giảm 2% theo năm. Đến tháng 9/2020, doanh thu của ngành F&B giảm đến 39%. Chỉ duy nhất doanh thu của ngành bán lẻ hàng hóa còn giữ được đà tăng 10%.
Theo Savills, nếu mặt bằng nhà phốbị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh thì phân khúc thương mại điện tử lại "bùng nổ" và xu hướng này còn tiếp diễn mạnh mẽ trong năm 2021, dẫn đến sự phân hóa trong tương lai.
Ông Troy Griffith nhận định đại dịch đã buộc người mua sắm, nhà bán lẻ thay đổi hành vi, tạo cơ hội cho thương mại điện tử phát triển.
Nhờ áp dụng công nghệ, các nhà bán lẻtruyền thống đã cải thiện hiệu suất và nâng cao dịch vụ, tập trung nhiều hơn vào mảng thương mại điện tử. Khách hàng cũng quen dần với chương trình khuyến mãi khi mua trực tuyến, hưởng lợi từ hoạt động giao hàng tận nơi nhanh chóng. Khi thương mại điện tử phát triển, các dịch vụ giao hàng hay F&B sẽ đi lên.
Với hiệu ứng từ đại dịch, làn sóng thương mại điện tử sẽ tạo cơ hội cho các địa điểm bán lẻ ở ngoại ô nổi lên, thay vì trước đó chỉ tập trung mặt bằng kinh doanh ở trung tâm đô thị.
Bên cạnh đó, cuộc khảo sát của Savills vào quý III/2020 cho thấy, xu hướng doanh nghiệp thời trang, F&B sẽ giảm quy mô nhà hàng, diện tích thuê trong trung hạn. Bên cạnh đó, giá thuê dự kiến thấp hơn sẽ tạo động lực cho ngành khi các nhà bán lẻ truyền thống đổi mới chiến lược sao cho phù hợp.