时间:2025-01-10 16:10:57 来源:网络整理 编辑:Cúp C2
Nhóm tác giả trình bày nghiên cứu. Ảnh: LVChương trình Phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP) và Trường kêt quả bóng
Chương trình Phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP) và Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) ngày 19/5 đã công bố kết quả nghiên cứu “Vai trò,ữđạibiểudâncửđónggópngangvớinamđạibiểuđồngnhiệkêt quả bóng hoạt động và đóng góp của nữ đại biểu dân cử Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021”.
Nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT), Đại sứ quán Ai-len tại Việt Nam và UNDP Việt Nam, trong khuôn khổ Chương trình Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI).
Nữ đại biểu chủ động hơn trong việc tương tác với cử tri qua mạng xã hội
Quốc hội khóa XIV (2016 - 2021) là nhiệm kỳ đầu tiên Việt Nam có nữ chủ tịch Quốc hội và 26,7% đại biểu là nữ. Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, nữ đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh chiếm 26,7%, theo kết quả bầu cử năm 2016.
Kết quả nghiên cứu “Vai trò, hoạt động và đóng góp của nữ đại biểu dân cử Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021” cho thấy, mặc dù có mối quan tâm và thế mạnh ở các lĩnh vực khác nhau, song cả nam và nữ đại biểu dân cử đều quan tâm đến lợi ích cử tri, coi lợi ích cử tri là yếu tố quan trọng nhất trong thực hiện nhiệm vụ.
Nữ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và HĐND có xu hướng chủ động hơn trong việc tận dụng phương tiện truyền thông xã hội để trao đổi, tương tác với cử tri so với các nam đại biểu. Nam, nữ ĐBQH và HĐND đều khẳng định họ đáp ứng nhu cầu giải quyết đơn thư, kiến nghị của cử tri ở mức độ cao. Cả nam và nữ ĐBQH đều tự đánh giá họ có thế mạnh nhất ở lĩnh vực lập pháp. Tương tự, cả nam và nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh đều cho rằng, hoạt động giám sát là thế mạnh bậc nhất của họ.
Về phẩm chất quan trọng của đại biểu dân cử, cả nam và nữ ĐBQH và HĐND đều coi trọng ba phẩm chất "lắng nghe", "có chính kiến" và "có khả năng theo đuổi vấn đề". Nữ đại biểu đề cao hơn phẩm chất "có khả năng theo đuổi vấn đề" hơn nam đại biểu.
Bình luận về kết quả nghiên cứu, GS, TS. Phạm Quang Minh (Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn) - Trưởng nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh: “Kết quả nghiên cứu cho thấy nữ đại biểu dân cử nhiệm kỳ 2016 - 2021 đóng góp ngang với nam đại biểu đồng nhiệm, thậm chí có phần nổi trội hơn ở một số lĩnh vực, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đại biểu. Chúng ta có thể tin tưởng và dành cho các nữ ứng cử viên có năng lực những lá phiếu để họ đại diện cho 50,2% dân số nữ ở Việt Nam."
Đề xuất danh sách ứng cử có tỷ lệ ứng viên mỗi giới từ 45% trở lên
Phát biểu tại sự kiện, bà Robyn Mudie - Đại sứ Australia tại Việt Nam, cho rằng với tác động về mặt kinh tế - xã hội có yếu tố giới của đại dịch Covid-19, việc giải quyết những mối quan ngại của phụ nữ đóng vai trò then chốt trong nỗ lực phục hồi bền vững của Việt Nam. Theo bà Robyn Mudie, trong bối cảnh đại dịch, việc thu hẹp khoảng cách về giới trong các cơ quan dân cử, cũng như việc tiếp cận của nữ cử chi với cán bộ và thông tin khu vực công có ý nghĩa rất lớn trong quản trị nhà nước.
Vì vậy, nghiên cứu khuyến nghị đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương 7 (Khóa XII). Trong đó, nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2030: ‘’Phải có cán bộ nữ trong cơ cấu ban thường vụ cấp ủy và tổ chức đảng các cấp. Cụ thể, cấp ủy viên các cấp phải đạt từ 20 - 25% là nữ. ĐBQH, HĐND các cấp đạt trên 35% là nữ”.
Để đạt được mục tiêu đó, các chuyên gia đề xuất, đã đến lúc Việt Nam đặt ra chỉ tiêu tỷ lệ ứng cử viên mỗi giới từ 45% trở lên trong danh sách ứng cử viên, nhất là khi tỷ lệ nữ ứng cử viên trong danh sách ứng cử viên ĐBQH khóa XV chính thức hiện đã đạt 45,28%.
Báo cáo nghiên cứu cũng đề xuất, cần tạo điều kiện thuận lợi để các đại biểu dân cử tiếp xúc cử tri qua tất cả các kênh, nhất là kênh truyền thông xã hội. Đồng thời, cần khuyến khích và tạo mọi cơ hội để cả nam, nữ ĐBQH và HĐND tham gia tất cả các lĩnh vực bằng việc áp dụng chỉ tiêu giới trong tất cả các ủy ban của Quốc hội và trong các ban của HĐND các cấp.
Theo bà Caitlin Wiesen - Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, điều căn bản nhất là cả “hai nửa của nhân loại” có tiếng nói công bằng trong tất cả mọi vấn đề căn cơ đối với họ. Cần vận dụng nhãn quan giới trong tất cả các bước ra quyết định trong khu vực công - từ các vấn đề chính trị, xã hội tới quan hệ lao động và hoạt động kinh tế - nhằm đảm bảo xem xét đầy đủ nhu cầu và kỳ vọng cụ thể của phụ nữ và nam giới cũng như những người có bản dạng giới khác. Đồng thời, chúng ta cần đảm bảo điều kiện nhằm phát huy mọi tiềm năng của mỗi người và lực lượng lao động.
Đồng quan điểm này, bà Elisa Cavacece - Phó Đại sứ kiêm Tham tán phát triển (Đại sứ quán Ai-len tại Việt Nam), chia sẻ: “Vai trò lãnh đạo trong khu vực công của phụ nữ thực sự mang ý nghĩa quan trọng bởi tính cấp thiết của việc đảm bảo quan điểm và tiếng nói của phụ nữ trong toàn bộ tiến trình hoạch định chính sách. Mỗi chính sách công cần phản ánh đầy đủ quan điểm của cả phụ nữ và nam giới, nhằm đảm bảo bình đẳng và công bằng”.
Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia trả lời phiếu hỏi của 248 đại biểu Quốc hội Khóa XIV (50% số đại biểu Quốc hội) và 136 đại biểu HĐND cấp tỉnh của ba tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương quản lý gồm Hà Nội, Bình Phước và Cần Thơ. |
Thảo Miên
Lũ ngập tận nóc nhà, cụ bà thoát chết nhờ chiếc đệm hơi2025-01-10 16:01
Tiền giả thu giữ qua ngân hàng giảm2025-01-10 15:16
Đồng Tháp: Đầu tư 90 tỷ đồng phát triển khu sinh thái Tràm Chim2025-01-10 15:00
Giải quyết hỗ trợ phí bảo hiểm tín dụng XK trong 10 ngày2025-01-10 14:44
Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?2025-01-10 14:42
Chuyện xúc động về chàng trai một chân sáu múi ở TPHCM2025-01-10 14:32
Đã có hơn 40.000 bài báo quốc tế nghiên cứu về Việt Nam2025-01-10 14:29
Quảng Ninh: Nhiều hộ dân ở Hoành Bồ vươn lên thoát nghèo2025-01-10 14:20
Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm2025-01-10 14:01
Quảng Bình: Mưa to, hàng trăm nhà dân ngập trong nước2025-01-10 13:27
Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng2025-01-10 15:44
Tại sao nên đặt khăn tắm ở cửa phòng khi ở khách sạn?2025-01-10 15:11
‘Thiên đường’ của người yêu thể thao trong đô thị xanh lớn nhất miền Bắc2025-01-10 14:47
Gõ cửa thăm nhà tập 189: ‘Soái ca đến muộn’ tiết lộ thuở mới vào nghề bị gạ tình2025-01-10 14:44
Xe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình Phước2025-01-10 14:42
Cuộc sống 'như mơ' của cặp đôi lệch nhau 17 tuổi2025-01-10 14:37
Đại sứ EU chào xã giao Bộ trưởng Bộ Tài chính2025-01-10 14:23
Cụ bà 122 tuổi ở Hải Dương: Tóc vẫn còn đen, răng rụng lại mọc2025-01-10 13:32
Mẹ bàng hoàng phát hiện con trai treo cổ sau vườn nhà2025-01-10 13:31
Hỗ trợ học tập cho đối tượng dân tộc rất ít người2025-01-10 13:29