Tạo thuận lợi nhất cho nông,ảiquantạiMaldivesHoànthiệnhệthốngthôngquanđiệntửnhằmtạothuậnlợithươngmạkết quả giải vô địch bundesliga thuỷ sản xuất khẩu | |
Hải quan Dubai làm việc 24/7 nhằm tạo thuận lợi thương mại | |
Hải quan Dubai tạo thuận lợi cho thương mại dược phẩm |
Năm 2015, 97% hàng hóa xuất khẩu của Maldives chủ yếu là thủy sản, trong đó 81% là thủy sản tươi sống, ướp lạnh và đông lạnh. Mặt hàng này rất dễ hư hỏng đo đó đòi hỏi các hoạt động dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng không và thực hiện quy trình thủ tục hải quan hiệu quả đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Do đó, tạo thuận lợi thương mại là yêu cầu cần thiết đối với quốc đảo này.
Từ thông quan truyền thống đến quản lý rủi ro và giám sát trực tuyến
Trước năm 2015, tạo thuận lợi thương mại chưa được triển khai trong một thời gian dài. Những thách thức đặt ra là các quy trình kiểm soát hàng hóa không dựa trên một hệ thống quản lý rủi ro phù hợp. Thay vì áp dụng một hệ thống kiểm soát hàng hóa đối với hàng hóa có rủi ro cao để kiểm tra thực tế hàng hóa, hầu hết các lô hàng được tiến hành kiểm tra tại biên giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp và đại lý hải quan tại nhiều hòn đảo đã phải di chuyển tới các trạm kiểm soát hải quan để nộp hồ sơ hải quan. Do đó, quy trình thông quan đã tốn nhiều thời gian của doanh nghiệp.
Việc triển khai hệ thống thông quan điện tử và dựa trên quản lý rủi ro là giải pháp hiệu quả.
Tại thời điểm đó Khung tích hợp nâng cao (EIP) đã giúp Maldives áp dụng các quy trình thủ tục phù hợp với các thỏa thuận của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới, bao gồm: thiết lập một hệ thống thông tin thương mại hiện đại; chuyển sang sử dụng nền tảng trực tuyến ASYCUDA World cho hệ thống thông quan trực tuyến; triển khai hệ thống thông quan dựa trên quản lý rủi ro tích hợp tại Hải quan Maldives (MSC) và nâng cao hiệu quả quản lý đối với các dịch vụ tại sân bay.
Hệ thống thông quan trực tuyến ASYCUDA với quy trình mới, đơn giản đã mang lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp, các nhà nhập khẩu, xuất khẩu, đại lý hải quan, hãng tàu, hãng hàng không, các công ty giao nhận vận tải và các đại lý khác. Hiện nay, doanh nghiệp có quyền truy cập dễ dàng vào một hệ thống hải quan và thông tin theo thời gian thực về thông quan hàng hóa và được kết nối với các cơ quan quản lý khác.
Theo đó, hệ thống này cho phép nộp hồ sơ hải quan trực tuyến thay vì di chuyển hàng nghìn dặm giữa các đảo đến các trạm kiểm soát hải. Với việc áp dụng hệ thống ASYCUDA World, thời gian thông quan hàng hóa giảm từ 2-3 ngày xuống dưới 24 giờ. Đối với thông quan dựa trên quản lý rủi ro, hiện nay các lô hàng được phân vào luồng Xanh, luồng Vàng và luồng Đỏ dựa trên các tiêu chí quản lý rủi ro. Tất cả những biện pháp này đã góp phần tiết kiệm đáng kể chi phí cho các doanh nghiệp. Hải quan Maldives hiện là cơ quan kiểm soát biên giới và tạo thuận lợi thương mại hàng đầu, hơn 1,000 nhân viên hải quan, đại lý hải quan, các nhà nhập khẩu, xuất khẩu đã được đào tạo.
Ông Abdulla Shareef, Phó Cao Ủy Hải quan Maldives cho biết, việc áp dụng hệ thống ASYCUDA World là một trong những cột mốc quan trọng đạt được trong những năm gần đây trong tiến trình hiện đại hóa trong xử lý thủ tục xuất nhập khẩu tại MCS. Điều này góp phần to lớn vào việc thực hiện thành công khai báo và giải phóng hàng hóa trực tuyến.
Cùng với đó Hệ thống ASYCUDA World đã tạo thuận lợi trong việc kê khai hàng hóa trực tuyến và áp dụng hệ thống e-Gate pass, thúc đẩy thực hiện kiểm tra và giải phóng hàng hóa. Hệ thống mới này cũng sẽ hữu ích cho việc chuyển đổi sang Hệ thống một cửa Maldives với sự phối hợp của Ngân hàng phát triển châu Á.
Hướng tới hệ thống một cửa
Với những kết quả đạt được trong nâng cao hiệu quả và tạo một môi trường thương mại xuyên biên giới phi giấy tờ, Chính phủ nước này đang tiến một bước xa hơn hướng tới một dịch vụ một cửa đối với các dịch vụ liên quan đến đầu tư và thương mại với tên gọi Hệ thống Một cửa quốc gia. Hệ thống này được xây dựng dựa trên sự thành công của hệ thống thông tin thương mại và hệ thống ASYCUDA với sự tài trợ 10 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển châu Á. Hệ thống này sẽ tích hợp các dịch vụ thương mại được cung cấp bởi cơ quan quản lý của chính phủ dưới một nền tảng công nghệ thông tin.
Maldives đã đạt được những bước tiến trong quá trình phát triển. Năm 2011, quốc đảo này chấm dứt tình trạng là một quốc gia kém phát triển nhất. Thực hiện các biện pháp thuận lợi hóa thương mại như cải cách hải quan, tích hợp hệ thống thông tin thương mại và thưc hiện thủ tục bằng phương thức điện tử. Theo đó quốc gia này có thể duy trì dòng lưu thông hàng hóa và xuất khẩu ổn định.
Những lợi ích từ tạo thuận lợi thương mại và thông quan hiệu quả đã giúp Maldives thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu vực chiến lược nơi các chính sách ưu đãi đã được xóa bỏ sau khi chấm dứt tình trạng là một quốc gia kém phát triển nhất.
Xuất khẩu hàng hóa của Maldives đã tăng từ 240 triệu USD năm 2015 lên 339 triệu USD năm 2018. Xuất khẩu thủy sản tăng 80% trong năm 2018, đặc biệt là thủy sản tươi sống. Các sản phẩm thủy sản của Maldives hiện được coi là một sản phẩm cao cấp thích hợp với khả năng tiếp cận các thị trường tiềm năng mới như Thổ Nhĩ Kỳ và Canada. Dòng vốn FDI đã tăng gần gấp đôi, từ 298 triệu USD năm 2015 lên khoảng 552 triệu USD năm 2018.