【soi keo mu vs fulham】Vấn đề lớn nhất là đầu ra
时间:2025-01-10 10:28:19 出处:Thể thao阅读(143)
Thưa ông,ấnđềlớnnhấtlàđầsoi keo mu vs fulham năm 2014 và 2015 là những năm đỉnh điểm của thu hút FDI vào dệt, nhuộm. Tuy nhiên, đến giữa năm 2016, tình hình thu hút FDI vào dệt may đã chững lại. Việc này có ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề cung ứng nguyên phụ liệu cho DN dệt may để hưởng lợi từ các FTA mà Việt Nam đã và đang chuẩn bị ký kết?
Trong những năm 2014 và 2015, triển vọng tươi sáng về TPP đã giúp cho việc thúc đẩy FDI vào Việt Nam nhanh hơn, nhất là các dự án đầu tư vào ngành nguyên phụ liệu để khai thác lợi thế khi TPP có hiệu lực. Tuy nhiên, đến giữa năm 2016, FDI vào dệt may bắt đầu có dấu hiệu chững lại vì TPP gặp khó khăn. Đến nay, tính khả thi của TPP đã rõ sau tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi TPP của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các dự án triển khai chậm đi, những dự án chưa triển khai bị ngưng lại, các dự án đã triển khai thì tốc độ chậm lại.
Mặc dù vậy, trong nước cũng có một số nhà đầu tư, ví dụ như Tập đoàn Dệt may Việt Nam đầu tư vào ngành nguyên phụ liệu, dù vốn đầu tư không lớn. Các DN trong ngành dệt may cũng kết hợp DN nguyên phụ liệu để có thể tận dụng cơ hội từ các FTA mà Việt Nam đã ký tốt hơn. Ngoài ra, môi trường đầu tư Việt Nam hiện vẫn còn khá hấp dẫn với các nhà đầu tư dệt may nước ngoài. Dù TPP bị đình lại nhưng Việt Nam còn có những lực kéo hỗ trợ khác cho nhà đầu tư thông qua các FTA với các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu…
Do TPP chững lại nên tình hình XK của ngành dệt may hơi trầm lắng, cộng với thị trường thế giới khó khăn nên DN may mặc đang cố gắng giữ vững năng lực trong thế khó như chi phí tăng nhưng giá đầu ra không tăng. Song việc không có TPP cũng không phải vấn đề lớn, nếu có TPP thì tăng trưởng XK của ngành dệt may sang Mỹ có thể đạt mức 12-15%, còn nếu không có TPP thì dệt may vẫn có sự tăng trưởng với mức tăng 5-10%.
Lâu nay, chúng ta thường e ngại đầu tư vào dệt, nhuộm do liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường nhưng việc đầu tư vào dệt, nhuộm đối với Việt Nam rất cần thiết để có thể tận dụng ưu đãi từ các FTA. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Cho đến nay Nhà nước có chủ trương quy hoạch các khu công nghiệp để phát triển công nghiệp hỗ trợ nên vấn đến môi trường không phải vấn đề lớn lắm. Vấn đề lớn nhất đối với ngành dệt may là đầu ra. Khi các FTA có hiệu lực thì đầu ra của DN dệt may sẽ như thế nào. Ví dụ, FTA Việt Nam – EU đến năm 2018 mới có hiệu lực nhưng nhu cầu của châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu khả quan.
Được biết, các DN dệt may vẫn đang nỗ lực tìm kiếm thị trường cho mình. Vậy về phía Nhà nước, phía DN có kiến nghị gì?
Muốn khắc phục khó khăn đối với DN dệt may thì hiện nay có một số thị trường được đánh giá là tiềm năng. Chúng ta đã có FTA với Hàn Quốc, hiệp định này đã có hiệu lực từ cuối năm 2016 và DN cũng rất quan tâm song đây không phải là thị trường lớn đối với DN dệt may.
Thị trường đáng nói đến đối với DN dệt may thời điểm này là thị trường Nga với việc ký kết FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu. Nga được đánh giá là thị trường lớn đối với sản phẩm dệt may. Hiện đã có nhiều DN quan tâm đến thị trường này nhưng chủ yếu là DN nhỏ nên khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường còn thấp.
Tuy nhiên, khi XK sang Nga, DN còn vướng 2 vấn đề là thanh toán và giao nhận. Về thanh toán, Nhà nước đã thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại Nga nhưng có lẽ vẫn cần hỗ trợ thêm cho DN về khâu thanh toán. Vấn đề giao nhận hiện nay cũng gặp vướng mắc nhất là từ phía Nga. Nếu được tháo gỡ khó khăn thì thị trường Nga sẽ có nhiều thuận lợi.
Hiện DN FDI chiếm tỷ lệ lớn trong ngành dệt may. Phải chăng DN trong nước sẽ càng ngày càng bị lấn át bởi khối DN này, thưa ông?
Tôi không nghĩ vậy! DN FDI có lợi thế nhưng DN Việt Nam cũng có lợi thế riêng. Điều quan trọng lúc này là phải có cơ chế, chính sách liên kết hai khối DN này lại với nhau để có thể tận dụng tốt hơn cơ hội mà các FTA mang lại.
Theo ông, ngoài những khó khăn khách quan thì khó khăn nội tại nào của ngành đang tác động đến DN?
Khó khăn nội tại của dệt may là chi phí tăng quá cao như chi phí bảo hiểm, lương cơ bản tăng trong khi giá cả đầu ra không tăng. Bên cạnh đó, phí thuê đất cũng tăng. Đây là những vấn đề DN cần siết chặt để cạnh tranh với các nước trong khu vực. Hiện, các DN Campuchia, Indonesia, Myanmar do chi phí thấp nên có giá cạnh tranh hơn DN Việt Nam. Tôi cho rằng, một mặt Nhà nước cần có sự hỗ trợ DN dệt may trong việc ban hành các cơ chế, chính sách để DN có thể cạnh tranh tốt hơn, nhưng một mặt DN cũng phải tự nâng năng suất lao động lên.
Xin cảm ơn ông!
上一篇: Singapore dùng robot bay giao hàng
下一篇: CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
猜你喜欢
- Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
- Chứng khoán hôm nay (27/8): Giằng co, trụ kéo giúp VN
- Thị trường chứng khoán sẽ diễn biến thế nào khi FED hạ lãi suất?
- Quảng Trị: Chưa đầy 48 giờ bắt 3 vụ vận chuyển ma tuý khối lượng lớn
- Loạt nhà dân ở TP.HCM bị sụp lún vì robot đào cống thoát nước
- Cổ phiếu DLG của Tập đoàn Đức Long Gia Lai bị đưa vào diện cảnh báo
- Bruno Fernandes bị đồng tiền cám dỗ rời MU
- Thị trường chứng khoán: VN
- Ô tô khách cháy ngùn ngụt trên đèo Khánh Lê, hành khách tháo chạy