【lịch thi đấu bóng đá đuc】Long Thạnh phát triển kinh tế vườn

时间:2025-01-11 22:42:00 来源:Empire777

Với điều kiện tự nhiên phù hợp,ạnhphttriểnkinhtếvườlịch thi đấu bóng đá đuc giao thông thuận lợi nên những năm gần đây, chính quyền và người dân xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, đã tập trung phát triển vườn cây ăn trái, góp phần mang lại cuộc sống ổn định cho nhiều hộ gia đình.

Niềm vui của ông Dương bên vườn chanh không hạt đang mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình.

Ông Nguyễn Văn Bé Ba, Phó Chủ tịch UBND xã Long Thạnh, cho biết: Thực hiện theo chỉ đạo của ngành nông nghiệp tỉnh trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân, từ năm 2014 đến nay, Đảng ủy, UBND xã đã tập trung vận động bà con cải tạo vườn tạp, đồng thời chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, trong đó tập trung nhiều là cây cam sành và chanh không hạt. Vào thời điểm này, những vườn cây ăn trái đang cho thu hoạch thì bình quân 1ha, nhà vườn có nguồn lợi nhuận hơn 60 triệu đồng/năm.

Qua thống kê của ngành chức năng địa phương, toàn xã Long Thạnh có 754ha vườn cây ăn trái, trong đó có khoảng 114ha được bà con trồng mới từ năm 2014 đến nay. Hiện cây ăn trái là cây trồng chủ lực và là cây trồng giúp cho nhiều hộ dân giảm nghèo hiệu quả của địa phương.

Chỉ tay về phía vườn chanh không hạt tươi tốt đã và đang cho hiệu quả kinh tế của gia đình, ông Võ Văn Dương, ở ấp Trường Khánh 2, xã Long Thạnh, thông tin trong niềm phấn khởi: “Chỉ với 2,5 công chanh không hạt, năm rồi, gia đình tôi có nguồn thu nhập 200 triệu đồng. Nhờ vào cây trồng này mà khoảng 3 năm nay, cuộc sống gia đình tôi từ thiếu trước hụt sau giờ được khấm khá hơn rất nhiều”. 

Trước đây, diện tích đất của ông Dương cũng như bà con nơi đây đều trồng lúa, nhưng chỉ làm được 2 vụ/năm là Đông xuân và Hè thu, còn vụ Thu đông thì bỏ đất trống nên nguồn thu nhập rất bấp bênh. Sau khi được chính quyền địa phương phát động và thấy mô hình trồng chanh không hạt ở huyện Châu Thành cho nguồn thu nhập cao nên gia đình ông Dương và một số hộ xung quanh quyết định chuyển từ đất ruộng sang trồng chanh không hạt. Sau 2 năm chăm sóc, vườn chanh bắt đầu có trái chiếng và tăng năng suất theo từng năm.

Hiện tại, 2,5 công chanh không hạt của ông Dương đã được 5 năm tuổi và đang cho trái xum xuê. Cách nhau từ 10-15 ngày là gia đình ông hái chanh bán một lần, tùy theo giá cả mỗi thời điểm (thấp nhất 6.000 đồng/kg, cao nhất 25.000 đồng/kg) nhưng bình quân sau mỗi lần bán chanh, gia đình ông có nguồn thu nhập khoảng 10 triệu đồng. “Với hiệu quả kinh tế từ cây chanh không hạt đã mang lại, gia đình tôi tiếp tục chuyển hết 2,5 công ruộng còn lại để trồng chanh và đã được gần một năm tuổi, đang phát triển tốt. Hy vọng lứa chanh sau sẽ tiếp tục cho nguồn thu nhập cao”, ông Dương chia sẻ thêm.

Qua quan sát của chúng tôi, hiện không chỉ có ông Dương mà hầu hết nông dân nơi đây đều cải tạo vườn tạp hay chuyển từ đất lúa sang trồng cây ăn trái, trong đó cây trồng chủ lực là chanh không hạt với nhiều năm tuổi khác nhau. Vừa bán xong lứa chanh đầu tiên sau hơn 2 năm trồng và được nguồn thu nhập hơn 10 triệu đồng, ông Nguyễn Văn Thi, ở cùng ấp Trường Khánh 2, bộc bạch: “Thấy bà con trồng chanh có hiệu quả nên tôi cũng lên liếp từ 2,5 công ruộng của gia đình để trồng theo. Sau thời gian học hỏi kinh nghiệm, chăm sóc giờ chanh đã bắt đầu cho trái nên gia đình rất phấn khởi”.

Bên cạnh nguồn thu nhập, một điều khác khiến người dân xã Long Thạnh cảm thấy an tâm khi gắn bó với vườn cây ăn trái là thời gian qua, ngoài được chính quyền địa phương quan tâm mở nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật thì còn được đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh theo chuẩn nông thôn mới. Nhờ vậy, trái cây của bà con sau khi hái xong đều có xe tải với tải trọng nhỏ chạy đến tận nhà để cân, qua đây giúp nhà vườn giảm được nhiều khoản chi phí, tăng lợi nhuận.

Ông Nguyễn Văn Bé Ba, Phó Chủ tịch UBND xã Long Thạnh, cho biết thêm: Tới đây, địa phương sẽ tiếp tục vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả, bền vững nhằm đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ xã đề ra là từ đây đến năm 2020, mỗi năm chuyển đổi khoảng 30ha vườn tạp, đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái. Song song với công tác vận động, địa phương còn phối hợp với các ngành có liên quan, công ty vật tư nông nghiệp mở nhiều lớp tập huấn, hội thảo nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật để giúp bà con an tâm sản xuất. Đồng thời, duy trì và phát triển hợp tác xã sản xuất cây giống trên địa bàn để cung ứng nguồn cây giống chất lượng cho người dân.

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

相关内容
推荐内容