您的当前位置:首页 > La liga > 【trực tiếp bóng dad】Hạt lúa, cọng rau nuôi con chữ… 正文

【trực tiếp bóng dad】Hạt lúa, cọng rau nuôi con chữ…

时间:2025-01-09 13:39:04 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

(CMO) Qua điện thoại, Bí thư Chi bộ Ấp 1 (xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) Lê Mạnh Hà tấm tắc “khoe trực tiếp bóng dad

Báo Cà Mau(CMO) Qua điện thoại, Bí thư Chi bộ Ấp 1 (xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) Lê Mạnh Hà tấm tắc “khoe” điều đặc biệt: “Ấp này có tới 68 giáo viên, có nhà 10 người thì hết 9 người làm giáo viên. Nhà báo xuống tìm hiểu đi, chắc chắn sẽ có nhiều thú vị”. Chuyến trở lại đất này đã cho tôi nhiều xúc cảm và “lượm lặt” mới mẻ.

Từ TP Cà Mau xuôi xe về Co Xáng, Cơi 5, cách đó không xa là địa bàn Ấp 1. Mùa này vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời đang vào vụ lúa hè thu. Vài cơn mưa sớm làm mát đất, lúa lớn nhanh, cây trái và rau màu cũng tươi tốt hẳn. Trước mắt tôi là mấy chục căn nhà tường tiếp nối, nằm dọc theo tuyến lộ trải nhựa bên dòng Kinh Ðứng. Nơi cảnh sắc hiền hoà chất chứa bao câu chuyện cảm động về một thế hệ nhà giáo chịu thương chịu khó, xây con chữ xứ rừng.

Thầy Ðoàn Ðức Ðại là một trong những người đến đất này sớm. Thầy kể, hồi đó vùng này chưa có trường, rồi thầy cô giáo cùng phụ huynh cật lực đốn lá, chặt cây, đóng bàn... Ngôi trường đầu tiên được dựng lên, lớp học chưa được 10 học sinh, dạy hết cấp 1 mới có học sinh cấp 2, cấp 3. Ðây là tiền thân của các trường: Tiểu học Nông trường U Minh 1, 2, 3; Trường THCS Nông trường U Minh và Trường THPT Khánh Hưng hiện nay.

Tuổi già, vợ chồng thầy Ðoàn Ðức Ðại và cô Nguyễn Thị Mận hạnh phúc vì các con nối nghiệp sư phạm, các cháu chăm ngoan, học giỏi.

Nhà thầy Ðoàn Ðức Ðại có 9 người làm giáo viên. Thầy và vợ (cô Nguyễn Thị Mận) giảng dạy tại Trường Tiểu học Nông trường U Minh 1 cho đến ngày nghỉ hưu; 3 người con gái và con rể, con dâu đều theo ngành sư phạm, chỉ người con trai học ngành xây dựng. Lần về ký ức 40 năm trước, người giáo già nhớ lại, làm giáo viên thời bấy giờ cực khổ lắm, lương chỉ 30.000-40.000 đồng mà lúc có lúc không, đi dạy mặc áo vá, quần xắn tới gối để lội sình, lội nước. Dạy về thì đầu tắt mặt tối ngoài ruộng rẫy. Nhờ tình người ấm áp, học sinh chăm ngoan, chịu khó đã tiếp động lực giúp thầy Ðại và nhiều giáo viên thời ấy trụ được với nghề. Thầy Ðại huyên thuyên với bao kỷ niệm vui, "có đứa mười mấy tuổi mới được đi học, bẽn lẽn thấy thương lắm; học sinh đi học quảy theo lủ khủ nào gạo, chuối, cá… biếu thầy".

Theo mạch cảm xúc, tôi tìm gặp cô Nguyễn Thị Liên khi cô đang dạy cháu nội học bài. Nghe tôi ngỏ ý muốn tìm hiểu về nghề giáo, cô Liên nở nụ cười hiền và nhắc nhớ nhiều kỷ niệm. 6 anh em cô theo gia đình vào đất này định cư năm 1980. Tính cả cô thì ở nhà có 6 người làm giáo viên: em trai, em dâu, em gái, con trai và con dâu. Cô Liên dạy ở Trường Tiểu học Nông trường U Minh 1, nghỉ hưu năm 2017. Nay con của cô là anh Nguyễn Chí Thanh cũng là giáo viên của trường này. Tôi liền hỏi cháu nội của cô Liên lớn lên con thích làm nghề gì, bạn nhỏ mắc cỡ nép sau lưng bà nói lí nhí: “Con muốn làm thầy giáo như cha”.

Chắt chiu trên mảnh đất tình người, từ làm lúa 1 vụ, rồi lên 2 vụ, chăn nuôi, trồng trọt quanh năm, tiết kiệm lắm các thầy cô mới đủ lo cho cuộc sống, nuôi con học hành. Theo lời Bí thư Chi bộ Lê Mạnh Hà, Ấp 1 có 170 hộ, trong đó 87 hộ gốc Hà Nam Ninh, trên 30 hộ có người làm nghề giáo viên. Nhà Bí thư Chi bộ cũng có 2 người con gái theo nghề giáo. Qua hỏi thăm, xứ này ai không làm giáo viên thì cũng học đến nơi đến chốn, đảm nhận nhiều ngành nghề.

Qua rồi thời khó, hỏi ra dân xứ này giờ sướng lắm, tham gia mô hình cánh đồng lớn, trồng lúa ST24, ST25 trúng mùa lại được giá, bình quân 1 năm khoảng 40 tấn. Bây giờ tới thu hoạch, máy gặt đập cắt chở vô sân, có ghe đến tận nơi cân mua liền, người dân chỉ ngồi trong nhà đợi đếm tiền. Ngoài lúa, còn nguồn thu từ rau màu, cây trái, chăn nuôi… nên hộ nghèo đếm chưa đủ đầu ngón tay.

Giờ đây, khi ngồi viết về "xóm giáo viên" này, trong đầu tôi cứ nhớ mãi hình ảnh của học sinh xứ rừng hớn hở khoe nhau giấy khen, phần thưởng cuối năm… Tôi tin rồi sẽ có sự tiếp nối tốt đẹp ở ngày mai./.

 

Mộng Thường