当前位置:首页 > Cúp C2 > 【trận đấu đức】Hướng dẫn mới về tiếp nhận, chuyển giao vốn nhà nước về SCIC

【trận đấu đức】Hướng dẫn mới về tiếp nhận, chuyển giao vốn nhà nước về SCIC

2025-01-10 00:32:34 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Empire777

SCIC

Thông tư 118 hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ SHNN tại các DN từ các Bộ,ướngdẫnmớivềtiếpnhậnchuyểngiaovốnnhànướcvềtrận đấu đức UBND cấp tỉnh về SCIC và việc chuyển giao quyền đại diện chủ SHNN tại các DN Tổng công ty đã tiếp nhận về các Bộ, UBND cấp tỉnh.

Đối tượng DN nào phải chuyển giao?

Thông tư cho biết, đối tượng chuyển giao, bao gồm: SCIC thực hiện tiếp nhận quyền đại diện chủ SHNN từ các Bộ, UBND cấp tỉnh tại các DN theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC, như: Công ty TNHH nhà nước MTV được chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập hoặc mới thành lập trực thuộc các Bộ, UBND cấp tỉnh; Công ty TNHH có hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ các DN độc lập 100% vốn nhà nước hoặc mới thành lập trực thuộc các Bộ, UBND cấp tỉnh; Công ty liên doanh có vốn góp nhà nước do các Bộ, UBND cấp tỉnh làm đại diện chủ sở hữu; Công ty cổ phần được chuyển đổi từ các DN độc lập 100% vốn nhà nước hoặc mới thành lập trực thuộc các Bộ, UBND cấp tỉnh; Tập đoàn kinh tế, tổng công ty và các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Nội dung chuyển giao: đối với công ty cổ phần là giá trị cổ phần nhà nước (tính theo mệnh giá) đầu tư tại DN và các khoản tiền của Nhà nước còn phải thu hồi (nếu có).

Tuy nhiên, SCIC không tiếp nhận quyền đại diện chủ SHNN tại các DN: DN trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh; DN chủ yếu làm nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích có tỷ trọng doanh thu từ sản phẩm, dịch vụ công ích trên tổng doanh thu của 03 năm liên tiếp liền kề trước thời điểm xem xét chuyển giao đạt từ 50% trở lên; và các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng.

Riêng đối với các công ty TNHH nhà nước MTV độc lập trực thuộc các Bộ, UBND cấp tỉnh đang tổ chức triển khai công tác sắp xếp, chuyển đổi sở hữu theo phương án đã được Thủ tướng phê duyệt giai đoạn 2011-2015 không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này, SCIC thực hiện tiếp nhận quyền đại diện chủ SHNN (nếu còn vốn nhà nước) sau khi công tác sắp xếp, chuyển đổi hoàn thành.

Đảm bảo nguyên tắc: công khai; minh bạch; có kế thừa;...

Thông tư nêu rõ, việc chuyển giao quyền đại diện chủ SHNN tại DN về SCIC phải đảm bảo nguyên tắc: công khai; minh bạch; có kế thừa; không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN; có sự phối hợp giữa các bên để cùng xử lý các vấn đề phát sinh trong và sau quá trình chuyển giao theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, việc tổ chức chuyển giao được thực hiện theo từng DN và có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư này.

Riêng đối với DN kinh doanh thua lỗ hoặc không còn vốn nhà nước thuộc đối tượng chuyển giao, cơ quan đang thực hiện quyền đại diện chủ SHNN tại các DN này phải xử lý dứt điểm các tồn tại theo quy định của pháp luật mới thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ SHNN tại DN và phải xác định rõ, xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân không chấp hành quy định của pháp luật để gây ra tổn thất cho Nhà nước (nếu có).

Còn với DN thuộc đối tượng chuyển giao quyền đại diện chủ SHNN có sự thay đổi quy mô và cơ cấu vốn điều lệ trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì cơ quan đang thực hiện quyền đại diện chủ SHNN phải chịu trách nhiệm về quyết định thay đổi này.

DN thuộc đối tượng SCIC tiếp nhận quyền đại diện chủ SHNN sau thời điểm Thông tư này có hiệu lực, khi SCIC chưa thực hiện việc tiếp nhận thì các Bộ, UBND cấp tỉnh chỉ đạo Người đại diện hoặc cơ quan liên quan xem xét, biểu quyết việc không thay đổi quy mô và cơ cấu vốn điều lệ của DN, ngoại trừ việc điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

Đối với các DN SCIC đã tiếp nhận và đang thực hiện quyền đại diện chủ SHNN, trường hợp Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo việc chuyển giao lại quyền đại diện chủ SHNN tại DN từ Tổng công ty về Bộ, UBND cấp tỉnh thì SCIC phối hợp với các Bộ, UBND cấp tỉnh triển khai công tác chuyển giao lại trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có văn bản chấp thuận của Thủ tướng.

Thông tư cho biết thêm, “nguyên tắc, nội dung, hồ sơ, trình tự chuyển giao lại quyền đại diện chủ SHNN tại các DN từ SCIC về các Bộ, UBND cấp tỉnh được thực hiện tương tự việc chuyển giao quyền đại diện chủ SHNN tại các DN từ các Bộ, UBND cấp tỉnh về SCIC theo hướng dẫn tại Thông tư này”.

Đối với DN thuộc đối tượng chuyển giao lại quyền đại diện chủ SHNN theo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, khi chưa thực hiện việc chuyển giao thì Tổng công ty chỉ đạo Người đại diện xem xét, biểu quyết việc không thay đổi quy mô và cơ cấu vốn điều lệ của DN.

Theo quy định của Thông tư 118, định kỳ, trong phạm vi 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý, SCIC phải báo cáo Bộ Tài chính hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính về tình hình thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ SHNN tại các DN; kế hoạch tổ chức tiếp nhận của quý tiếp theo.

Cùng với đó, định kỳ, cùng thời hạn nộp báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính tình hình thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ SHNN; kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại các DN đã tiếp nhận.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9/10/2014; Bãi bỏ Thông tư số 47/2007/TT-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính.

Xem toàn bộ Thông tư 118 tại đây.

Tài Tâm

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读