搜索

【bảng xếp hạng as roma】Thị trường lớn còn bất ổn, xuất khẩu dệt may khó cán đích 40 tỷ USD?

发表于 2025-01-25 19:02:08 来源:Empire777

may

Nhà nước cần hỗ trợ DN dệt may về xúc tiến thương mại,ịtrườnglớncònbấtổnxuấtkhẩudệtmaykhócánđíchtỷbảng xếp hạng as roma mở rộng thị trường tiềm năng

Do đó, các chuyên gia đánh giá, xuất khẩu ngành dệt may khó cán đích 40 tỷ USD trong năm nay.

Khó khăn chồng chất khó khăn

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ, ngành dệt may Việt Nam tuy những năm qua có những bước phát triển nhất định, xuất khẩu gia tăng theo từng năm nhưng trong nội tại vẫn còn một số hạn chế, bất cập như năng suất lao động thấp; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; chủ yếu sản xuất gia công. Song song với những khó khăn nội tại, thách thức từ thị trường xuất khẩu cũng đặt ra không ít áp lực như chủ nghĩa bảo hộ gia tăng; yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao cả về chất lượng sản phẩm, về mẫu mã, về môi trường và các kiểm định kỹ thuật…

“Để đạt được giá trị xuất khẩu theo kế hoạch, ngành dệt may sẽ phải nỗ lực rất nhiều, với mức tăng trưởng phải đạt ít nhất từ 11 - 12%. Điều này thật sự không dễ dàng trong bối cảnh hiện tại”.

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Có thể thấy, sau khi một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kết như EVFTA, CPTPP… dệt may là một trong những ngành được nhận định là hưởng lợi nhiều nhất. Kỳ vọng năm 2019, xuất khẩu dệt may sẽ đạt được những bước tiến mới, tuy nhiên, thực tế lại không được như vậy. “Mặc dù, trong nửa đầu năm 2019, ngành dệt may vẫn đạt tổng kim ngạch xuất khẩu gần 18 tỷ USD và tăng hơn 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang các thị trường trong khối CPTPP đạt được mức tăng trưởng hơn 11%... Tuy nhiên, nửa cuối năm lại gặp những thách thức không nhỏ khi mà đa số DN đang ở trong tình trạng khan hiếm đơn hàng”, ông Cẩm cho biết.

Theo phân tích của ông Cẩm, nếu như mọi năm, đến hết quý IV của năm trước, nhiều DN đã có đơn hàng cho cả năm sau đó thì năm nay, đơn hàng dè dặt hơn, giảm mạnh so với năm 2018. Tính đến nay, lượng đơn hàng của nhiều DN mới chỉ bằng 80% so với cùng kỳ. Một số doanh nghiệp xuất khẩu chỉ lo đơn hàng đến hết quý III. Thậm chí, ngay cả những doanh nghiệp lớn như May Việt Tiến, Nhà Bè, May 10 cũng không dồi dào đơn hàng như 6 tháng cuối năm 2018. Không chỉ thế, nhiều DN còn cho biết không nhận được đơn hàng dài hạn mà thay vào đó là các đơn hàng ngắn hạn theo tháng, dài nhất là theo quý.

“Điều đáng lo ngại nhất đối với công ty chúng tôi hiện nay là thiếu đơn hàng, không chủ động được kế hoạch sản xuất. Mọi năm, các đối tác đều đặt đơn hàng dài hạn, thường là ký hợp đồng cả năm để DN có thể chủ động trong kế hoạch sản xuất từ việc nhập nguyên liệu cho đến sắp xếp nhân công… Nhưng năm nay, các đối tác chuyển sang ký hợp đồng theo tháng, đẩy DN vào tình trạng “ăn đong từng bữa”, bà Nguyễn Thu Hương - Giám đốc Công ty TNHH Thu Hương (Hưng Yên) chia sẻ.

Bên cạnh đó, có thể thấy trong thời gian qua, mức tăng trưởng xuất khẩu của nước ta chủ yếu dựa vào hàng may mặc và vải, còn lại tiêu thụ sợi, xuất khẩu phụ liệu giảm mạnh. “Sản phẩm sợi của nước ta chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc nên khi xảy ra chiến tranh thương mại, Trung Quốc giảm sản xuất, giảm nhập khẩu đã làm cho nhiều DN sợi Việt Nam lao đao… Nhìn chung, tất cả các yếu tố này đều gây tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh của DN ngành dệt may trong ngắn hạn và dài hạn”, ông Cẩm đánh giá.

Thêm vào đó, việc đáp ứng các quy tắc xuất xứ theo cam kết của các hiệp định thương mại tự do cũng là một trong những thách thức không nhỏ đối với ngành dệt may trong bối cảnh hiện nay khi mà khâu dệt nhuộm yếu kém, phải nhập khẩu nguyên liệu – đây cũng là “nút thắt” không dễ tháo gỡ trong bài toán về quy tắc xuất xứ. Bên cạnh đó, Mỹ - thị trường lớn nhất của nước ta đang bất ổn với những diễn biến phức tạp khó lường từ chiến tranh thương mại đã ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung dệt may toàn cầu, gây nên những xáo trộn không nhỏ đối với xuất khẩu dệt may nước ta.

DN cần chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường

Với tình hình như vậy, nhiều chuyên gia đánh giá, khả năng xuất khẩu của ngành dệt may cán đích 40 tỷ USD trong năm 2019 là không cao. “Để đạt được giá trị xuất khẩu theo kế hoạch, ngành dệt may sẽ phải nỗ lực rất nhiều, với mức tăng trưởng phải đạt ít nhất từ 11 - 12%. Điều này thật sự không dễ dàng trong bối cảnh hiện tại. Song cũng còn tia hy vọng cuối năm là khoảng thời gian các DN dệt may thực hiện giao hàng với các đơn hàng lớn sẽ đẩy giá trị xuất khẩu tăng cao”, ông Cẩm nhận định.

Theo đại diện Vitas, trong bối cảnh này, nước ta phải đồng thời. thực hiện nhiều giải pháp từ vĩ mô cho đến vi mô nhằm hỗ trợ một cách hiệu quả nhất cho quá trình xuất khẩu sản phẩm dệt may.

Bên cạnh đó, ý kiến của các chuyên gia đều cho rằng, điều quan trọng nhất vẫn phụ thuộc vào chính DN ngành dệt may, họ phải tự chủ động tìm kiếm thị trường và các đơn hàng, đối tác thay thế. Hiện nay, theo nghiên cứu của Vitas, DN có thể tận dụng ưu đãi từ Hiệp định EVFTA và CPTPP, xúc tiến mở rộng thị phần tại một số thị trường trong khối EU. Trong đó, đáng lưu ý nhất là hai thị trường tiềm năng Canada và Úc. “Canada là thị trường rất tiềm năng của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may đạt hơn 13 tỷ USD/năm, trong khi xuất khẩu dệt may của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 550 triệu USD/năm. Đáng nói là hiện Việt Nam chưa ký hiệp định thương mại tự do với Canada nên CPTPP là cánh cửa giúp dệt may Việt Nam chiếm lĩnh thị trường này. Do đó, các DN cần nắm bắt thời cơ, chủ động tìm kiếm đối tác nhập khẩu Canada”, ông Cẩm dẫn chứng.

Về vấn đề này, ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cho rằng, một trong những yếu tố quan trọng nhất để xuất khẩu thành công là DN phải nắm bắt được thông tin và nhu cầu của đối tác nhập khẩu. Cụ thể, đối với các mặt hàng dệt may là các yêu cầu về giá cả, chất lượng sản phẩm, số lượng đơn hàng, thời gian sản xuất… nhằm xây dựng kế hoạch sản xuất chi tiết với mô hình sản xuất linh hoạt. “DN phải hướng tới nền sản xuất hiện đại, linh hoạt vừa có thể đáp ứng được các đơn hàng lớn với chất lượng trung bình, lại vừa làm được các đơn hàng nhỏ với chất lượng cao…Tức là chúng ta không quá kén chọn các đơn hàng và luôn đảm bảo sản xuất liên tục, ổn định”, ông Việt nhấn mạnh.

Song song với đó, các DN dệt may cần lưu ý đoàn kết, hợp tác với nhau thông qua các chương trình liên kết, hỗ trợ của hiệp hội nhằm đáp ứng tốt quy tắc xuất xứ theo cam kết tại các FTA và chia sẻ đơn hàng cùng nhau, nhất là các DN nhỏ có thể cùng nhau hình thành chuỗi sản xuất để đáp ứng được các đơn hàng lớn đảm bảo số lượng, chất lượng và thời gian, tạo uy tín lâu dài với đối tác nhập khẩu.

Tố Uyên

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【bảng xếp hạng as roma】Thị trường lớn còn bất ổn, xuất khẩu dệt may khó cán đích 40 tỷ USD?,Empire777   sitemap

回顶部