【bd gh hom nay】Triển lãm Công nghệ và Thủy sản quốc tế: Cơ hội cho thủy sản Việt vào thị trường Nhật Bản

Ngoại Hạng Anh 2025-01-10 23:18:20 92
Xuất khẩu thủy sản bứt phá,ểnlãmCôngnghệvàThủysảnquốctếCơhộichothủysảnViệtvàothịtrườngNhậtBảbd gh hom nay nhiều mặt hàng tăng trưởng kỷ lục Sau thời gian gặp khó, xuất khẩu cá tra cả năm 2023 có thể đạt 1,77 tỷ USD

Triển lãm Công nghệ và Thủy sản quốc tế lần thứ 25 tại Tokyo, Nhật Bản (Japan International Seafood & Technology Expo 2023 - Tokyo, Japan - (seafoodshow-japan.com) diễn ra từ ngày 23-25/8/2023 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Tokyo Bigsight nhiều công ty Nhật Bản và công ty nước ngoài đã giới thiệu công nghệ mới cho ngành thủy sản.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, ngoài việc trưng bày các sản phẩm thủy sản như cá, mực, tôm thì các đơn vị tham gia triển lãm cũng đã giới thiệu nhiều công nghệ phục vụ cho ngành thăm dò, đánh bắt, chế biến và bảo quản thủy sản. Công nghệ tiết kiệm lao động cho tàu đánh cá, công nghệ để đạt được sản xuất chất lượng cao, chuyển đổi dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và robot.

Triển lãm Công nghệ và Thủy sản quốc tế: Cơ hội cho thủy sản Việt vào thị trường Nhật Bản
Khách tham quan Triển lãm Công nghệ và Thủy sản quốc tế lần thứ 25 tại Tokyo, Nhật Bản

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã tham dự buổi khai mạc hội chợ và đi thăm các khu gian hàng tại triển lãm. Với quy mô khoảng 1.000 gian hàng và có khoảng 25.000 lượt khách tới thăm quan và làm việc. Đây là triển lãm thường niên do Hiệp hội Thủy sản toàn Nhật Bản chủ trì tổ chức.

Tại triển lãm, Thương vụ đã có các cuộc làm việc với các công ty thủy sản của Nhật Bản như Maple Foods Limited, đây là công ty của Nhật Bản thường xuyên nhập khẩu các mặt hàng từ Việt Nam như tôm sông Mê Kông, cua chế biến, cua lột, nem hải sản cuốn...

Là một trong những đại diện của Việt Nam tham dự triển lãm lần này, Công ty Minh Đăng Seafood cho biết, trong suốt nhiều năm qua, sản phẩm của công ty xuất khẩu đi Nhật Bản chiếm khoảng 15-20% doanh số của công ty, các sản phẩm xuất khẩu sang Nhật Bản là sản phẩm đông lạnh như tôm, mực cắt miếng, bạch tuộc, mix seafood.

Gần đây, xu hướng có nhiều công ty của Nhật Bản đã đặt hàng gia công thủy sản tại Việt Nam rồi nhập khẩu lại Nhật Bản. Ngoài ra các công nghệ mới của Nhật Bản như công nghệ chế biến, đóng gói, đông lạnh mang lại chất lượng cao, tươi ngon cho sản phẩm cũng được Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản thu thập thông tin và sẽ giới thiệu tới các đơn vị trong nước hỗ trợ trong việc nâng cao năng lực sản xuất chế biến, bảo quản và vận chuyển giúp nâng cao kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản cũng như các nước khác trên thế giới.

Triển lãm Công nghệ và Thủy sản quốc tế: Cơ hội cho thủy sản Việt vào thị trường Nhật Bản
Gian hàng giới thiệu sản phẩm nông thủy sản – thực phẩm tại Triển lãm

Với dân số hơn 125 triệu người, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn đối với các sản phẩm nông thủy sản – thực phẩm nước ngoài, bao gồm: Cá và sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt và những sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả tươi và chế biến, cà phê…

Bên cạnh đó, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thế mạnh về những mặt hàng nói trên và có khả năng cung ứng tốt cho thị trường Nhật Bản. Gần đây số lượng người dân đến từ các nước châu Á sinh sống và làm việc tại Nhật Bản lên tới 10 triệu người, trong đó số lượng người Việt Nam tăng rất nhanh trong những năm qua với khoảng gần 500.000 người. Do vậy hàng nông thủy sản - thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam ngày càng được cả người Việt, người Nhật và người dân các nước châu Á khác đón nhận và có lượng tiêu thụ tốt.

Một yếu tố thuận lợi nữa cho xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản đó là những ưu đãi từ cắt giảm thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam và Nhật Bản cùng là thành viên, bao gồm: VJEPA, AJCEP, CPTPP, RCEP.

Đơn cử, trong CPTPP, Nhật Bản xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, đây là bước tiến rất lớn so với mức độ bảo hộ nông nghiệp của Nhật Bản trong các Hiệp định VJEPA, AJCEP trước đây. Trong RCEP, Nhật xóa bỏ hoàn toàn thuế quan với nhiều nhóm hàng thủy sản, thịt, rau củ quả, hàng nông sản…; mặc dù vẫn giữ nguyên thuế suất đối với 5 nhóm hàng nhạy cảm bao gồm gạo, lúa mì, các sản phẩm sữa - đường, thịt lợn và thịt bò.

Trước tình trạng đồng Yên bị mất giá so với đồng USD kể từ đầu năm 2022 và giá dầu thế giới biến động theo chiều hướng tăng khiến chi phí nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất, chi phí logistics tại Nhật tăng cao, đẩy giá cả hàng hóa thiết yếu tăng lên từng ngày, tạo ra áp lực cho chi tiêu của các hộ gia đình.

Nhìn chung, chi phí nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài vào Nhật Bản tăng lên sẽ gây ra khó khăn chung cho các nước có sản phẩm xuất khẩu sang Nhật Bản, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đi kèm với thách thức sẽ là những cơ hội, khi mà hàng nông thủy sản Việt Nam nếu như đảm bảo được chất lượng tương đương cùng với giá bán thấp hơn sẽ có khả năng thay thế cho nông sản của các nước khác hoặc phần nào là sản phẩm nội địa.

本文地址:http://game.marimbapop.com/news/724d298560.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông

Tình hình Ukraine: Ukraine chỉ ngừng bắn khi phe ly khai đầu hàng

Tài xế 'lái hộ' vi phạm nồng độ cồn, cách nào kiểm tra trước khi giao xe?

Trường đại học đầu tiên công bố điểm chuẩn năm 2014

Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh

Xe bus lao thẳng vào tàu hỏa khiến 13 trẻ em thiệt mạng

Đề thi cao đẳng môn Tiếng Anh khối D năm 2014

Những điều cần biết về dịch Ebola

友情链接