【porto đấu với famalicão】Thủ tục hải quan cần hướng tới mục tiêu phi giấy tờ

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:13:24

thu tuc hai quan can huong toi muc tieu phi giay to

Phóng viên Báo Hải quan có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Đình Cung (ảnh),ủtụchảiquancầnhướngtớimụctiêuphigiấytờporto đấu với famalicão Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương về tiến trình này.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao là đầu mối tổng hợp kết quả thực hiện Nghị quyết 19 của các bộ, ngành. Theo đánh giá của ông, quá trình cải cách của ngành Hải quan tính đến thời điểm này đã đạt được kết quả gì?

Nghị quyết 19 yêu cầu đến hết năm 2015 giảm thời gian thông quan hàng hóa đạt 13 ngày đối với XK, 14 ngày đối với NK, đến hết năm 2016, XK còn dưới 10 ngày và NK dưới 12 ngày. Thực hiện quá trình cải cách, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã có nhiều nỗ lực đơn giản hóa thủ tục hải quan, áp dụng hải quan điện tử, song các thủ tục chuyên ngành đối với hàng hóa XNK chưa được cải thiện, do đó thời gian thông quan hàng hoá giảm chưa đáp ứng mong mỏi của DN.

Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn đã bãi bỏ được 14 thủ tục hành chính và đơn giản hóa 41 thủ tục khác. Tổng cục Hải quan cũng đã áp dụng chính sách chế độ ưu tiên đối với DN, tích cực, chủ động phối hợp rà soát, đánh giá về thủ tục quản lý chuyên ngành, tuy nhiên, nhiều bộ chưa quan tâm đúng mức tới nhiệm vụ này.

Ông có thể nói rõ hơn về ý kiến, thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK chưa được cải thiện do nhiều bộ, ngành chưa quan tâm đúng mức?

Nghị quyết 19 có nêu rõ một số văn bản quản lý hoạt động XNK thuộc phạm vi quản lý của một số bộ liên quan cần phải thay thế, sửa đổi, bổ sung nhưng đến nay, chưa có văn bản nào được ban hành. Điển hình là những vướng mắc về kiểm tra hàm lượng formaldehyte đối với các sản phẩm dệt may quy định tại Thông tư 32/2009/TT- BCT. Các vướng mắc này đã được các DN, hiệp hội phản ánh nhiều lần, nhiều năm vẫn chưa được giải quyết. Bản thân văn bản này, tuy chỉ là quy định “tạm thời”, nhưng cũng đã tồn tại tới 6 năm, gây nhiều tốn kém về chi phí và thời gian cho DN. Riêng về chi phí cho việc kiểm tra này, 1 DN cho biết họ phải trả 700 triệu đến 1 tỷ đồng/năm, mặc dù cùng một mặt hàng, lần NK nào cũng kiểm tra và lần nào cũng đáp ứng đúng quy định. Có đơn vị Hải quan cho biết, từ khi thực hiện Thông tư 32 từ năm 2009 đến nay, mỗi năm có khoảng 8.000 lô hàng dệt may làm thủ tục NK tại đơn vị phải kiểm tra hàm lượng formaldehyte, nhưng chỉ có 6 trường hợp (0,0125%) không đáp ứng hàm lượng quy định.

Ngoài ra còn có các vướng mắc khác liên quan đến một số quy định tại Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12-11-2013 về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thuỷ sản XK, vướng mắc liên quan đến một số quy định tại Thông tư liên tịch 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31-12-2013 quy định về kiểm tra chất lượng thép NK.

Vậy qua quá trình tổng hợp việc thực hiện Nghị quyết của các bộ, ngành, theo ông, tiến trình cải cách của ngành Hải quan đang ở đâu và ngành còn những vấn đề gì cần tập trung cải cách?

Theo yêu cầu của Nghị quyết 19 năm 2015, định kỳ hàng quý, các bộ, cơ quan, địa phương phải tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện Nghị quyết gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đến nay mới chỉ có một số bộ gửi báo cáo, do đó chưa có cái nhìn chính xác về tiến độ thực hiện giữa các bộ, nhưng tôi đánh giá cao những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt của ngành Hải quan nhằm nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho DN trong thời gian qua.

Qua quá trình khảo sát, đánh giá độc lập, hiện còn nổi lên một số vấn đề trong thủ tục giám sát hàng hoá. Xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát là một trong số các thủ tục hải quan ít có cải tiến nhất hiện nay. Trong khi thủ tục khai báo hải quan đã căn bản được điện tử hoá thì thủ tục xác nhận hàng qua giám sát hải quan vẫn làm thủ công. Trong khi thủ tục kiểm tra hồ sơ, kiểm tra hàng hoá đã áp dụng quản lý rủi ro thì thủ tục giám sát đang áp dụng với tất cả các lô hàng.

Hiện tượng áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các đơn vị, các công chức Hải quan cũng còn khá nhiều. Có đơn vị Hải quan cho phép, có đơn vị không cho phép đưa hàng về kho DN bảo quản chờ kiểm tra chuyên ngành. Ngoài ra, mã số hàng hoá mỗi đơn vị Hải quan xác định mỗi khác. Đối với chứng từ, có đơn vị yêu cầu bản chính, có đơn vị chỉ yêu cầu bản photo chứng từ nộp tiền thuế tại ngân hàng. Đây tuy là chi tiết nhỏ, nhưng không nhỏ về thời gian và chi phí, nhất là chi phí lưu kho hàng hoá do chưa được thông quan, khi DN phải chuyển bản chính chứng từ từ thành phố này sang thành phố khác.

Ông có khuyến nghị gì cho ngành Hải quan trong công tác, cải cách thủ tục?

Theo tôi, cần tiếp tục điện tử hoá thủ tục trong quản lý hải quan, đặc biệt là quản lý chuyên ngành, kết nối chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức quản lý, kiểm tra chuyên ngành để giảm tới mức tối thiểu giấy tờ, hướng tới mục tiêu phi giấy tờ, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực XNK.

Xin cảm ơn ông!

顶: 9踩: 166