【kqbd u20】Quan điểm mới về kinh tế tư nhân sẽ tạo chuyển biến tích cực
TS. Vũ Thành Tự Anh- Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã nhận định như vậy khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TBTCVN xung quanh vấn đề phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam.
PV: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa qua nhấn mạnh kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của kinh tế thị trường định hướng XHCN. Ông có nhận định gì về quan điểm này?điểmmớivềkinhtếtưnhânsẽtạochuyểnbiếntíchcựkqbd u20
TS. Vũ Thành Tự Anh:Thực ra quan điểm coi trọng kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng” của nền kinh tế thị trường đã được khẳng định từ Đại hội Đảng lần thứ XII. Điểm mới của Hội nghị Trung ương 5 lần này nằm ở chỗ, kinh tế tư nhân không chỉ là động lực quan trọng, mà còn “cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể làm "nòng cốt" để bảo đảm xây dựng thành công nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế”.
Đây là lần đầu tiên Đảng khẳng định kinh tế tư nhân có vai trò “nòng cốt” – vốn là từ chỉ dùng cho kinh tế nhà nước và tập thể. Không những thế, theo cách diễn đạt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 5 tôi vừa trích ở trên, vai trò của kinh tế tư nhân được đặt ngang hàng với kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Nếu như quan điểm rất đổi mới này được triển khai một cách có hệ thống và nhất quán trong thực tế thì tôi tin rằng, sẽ có những chuyển biến hết sức tích cực trong nền kinh tế Việt Nam.
"Chính phủ đã nỗ lực trong việc truyền đi thông điệp đồng hành với DN. Điều quan trọng tiếp theo là chuyển những thông điệp này này những chính sách tốt, sau đó triển khai chúng một cách hiệu quả trên thực tế". TS. Vũ Thành Tự Anh |
PV: Thời gian gần đây, Chính phủ đã rất nỗ lực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp (DN) thông qua các Nghị quyết 19, Nghị quyết 35, Nghị quyết 15/NQ-TW... Ông đánh giá như thế nào về tác động của chính sách này trong thời gian qua đối với sự phát triển của các DN?
TS. Vũ Thành Tự Anh:Năm 2017 là năm thứ 4 liên tiếp Chính phủ ra Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Điều này một mặt thể hiện quyết tâm của Chính phủ, nhưng đồng thời cũng cho thấy khoảng cách giữa nghị quyết và cuộc sống còn khá xa.
Tuy nhiên, công bằng mà nói, những thông điệp chính sách đầy quyết tâm của Chính phủ như “Chính phủ kiến tạo, phục vụ, liêm chính và hành động”, “Chính phủ đồng hành với DN” đã tạo được những sự hứng khởi nhất định trong cộng đồng DN.
Nếu nhìn sâu xa hơn thì đằng sau những thông điệp này là sự thay đổi về vai trò của Nhà nước, và do đó đổi mới tư duy về mối quan hệ giữa Chính phủ với thị trường, với DN và với người dân. Nếu theo đúng tư duy này thì với thị trường, Chính phủ không tự coi mình đứng trên thị trường, do vậy không can thiệp thô bạo hay không quản được thì cấm... Nếu nhìn từ phương diện này thì những kết quả đạt được cho đến nay còn khiêm tốn và do vậy còn rất nhiều việc phải làm.
PV: Dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng DN, nhưng theo công bố mới đây của Tổng cục Thống kê, tổng số DN tạm dừng hoạt động và giải thể trong 4 tháng vẫn gần 31.500 DN. Ông có bình luận gì về những con số này?
TS. Vũ Thành Tự Anh:Tôi chỉ có hai bình luận nhỏ. Trong bất kỳ một nền kinh tế thị trường lành mạnh nào, việc đồng thời có nhiều DN ra đời và nhiều DN giải thể là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu như số lượng DN giải thể, ngừng hoạt động tăng đột xuất như 4 tháng đầu năm nay lại là hiện tượng bất thường.
Từ phương diện chính sách, điều cần nhấn mạnh là mặc dù số lượng DN giải thể, ngừng hoạt động lớn như vậy nhưng cho đến nay, theo tôi biết, chưa có một nghiên cứu hay đánh giá cận cảnh nào về hiện tượng này.
Do thiếu thông tin nên cá nhân tôi cũng không dám xác quyết đâu là các nguyên nhân chính. Song ta có thể dùng phương pháp loại trừ để loại đi một số nguyên nhân thường được viện dẫn.
Thứ nhất, tôi cho rằng tình trạng DN đóng cửa và giải thể không phải do tăng trưởng GDP thấp, vì điều này chủ yếu là do sự cố liên quan đến Samsung (năm 2016 chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước) và do lượng dầu thô khai thác thấp hơn so với năm 2016.
Thứ hai, nếu như chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) là chính xác thì trong 4 tháng đầu năm, PMI của Việt Nam đều ở mức 53- 54 điểm, tức là khu vực chế biến chế tạo khá lạc quan về tương lai, và do vậy tâm trạng bi quan của khu vực DN cũng không phải là nguyên nhân chính.
Thứ ba, nếu nhìn rộng ra quốc tế thì nền kinh tế thế giới đang ấm lên và xuất khẩu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm tăng tới 15,4% - là một mức tăng trưởng rất cao, do đó tạo thêm nhiều cơ hội cho cho các DN Việt Nam.
Sau khi đã loại trừ 3 nguyên nhân quan trọng trên thì giả thuyết của tôi cho tình trạng đóng cửa và ngừng hoạt động của DN chủ yếu là do môi trường kinh doanh chưa thực sự thân thiện với DN và sự yếu kém nội tại của khu vực DN nhỏ và vừa của chúng ta.
PV: Vậy theo ông, để kinh tế tư nhân thực sự bền vững, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế nước nhà thì điều gì Chính phủ cần phải nỗ lực hơn nữa để thực sự đồng hành cùng DN?
TS. Vũ Thành Tự Anh:Chính phủ đã nỗ lực trong việc truyền đi thông điệp đồng hành với DN. Điều quan trọng tiếp theo là chuyển những thông điệp này này những chính sách tốt, sau đó triển khai chúng một cách hiệu quả trên thực tế.
Chẳng hạn như nếu chi phí kinh doanh của DN không giảm, chi phí không chính thức trở thành phổ biến, thanh tra kiểm tra triền miên v.v. thì dù có nói đồng hành thì DN cũng không tin.
Thông điệp chính sách hiện đã có rất nhiều, điều quan trọng bây giờ là biến thông điệp chính sách thành các hành động cụ thể, thiết thực.
PV: Xin cảm ơn ông!
Thảo Miên
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/724a298699.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。