【giải hạng hai đức】Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để tình trạng thiếu nước ngọt tại Đồng bằng Sông Cửu Long

作者:World Cup 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-27 04:52:16 评论数:

ttt

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Phát biểu khai mạc cuộc làm việc với các địa phương đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về chủ động ứng phó với nguy cơ hạn,ủtướngNguyễnXuânPhúcKhôngđểtìnhtrạngthiếunướcngọttạiĐồngbằngSôngCửgiải hạng hai đức xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021 vào chiều ngày 23/9, tại “thủ phủ trái cây” Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ “bằng mọi cách chúng ta phải bảo đảm nước uống, nước sinh hoạt cho người dân, không để tình trạng thiếu nước ngọt diễn ra”.

Cùng dự cuộc làm việc có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo một số bộ, ngành và 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL.

Dẫn dự báo của các cơ quan chức năng về mức độ hạn năm 2020 tại vùng ĐBSCL sẽ nặng nề hơn năm 2016, Thủ tướng đề nghị thảo luận “những biện pháp nào trước mắt và lâu dài để hạn chế thấp nhất tổn thất do hạn mặn, bảo đảm cuộc sống của người dân, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp”.

Thủ tướng nhắc lại câu chuyện năm 2016, khi Chính phủ bắt đầu nhiệm kỳ mới, cũng là năm hạn mặn lớn, nặng nề, nhiều cánh đồng khô cháy, dẫn đến đời sống nhân dân rất khó khăn, thiệt hại nông nghiệp vô cùng lớn. Tiếp theo, năm 2019, chúng ta cũng gặp tình trạng hạn mặn nặng nề. Ngày 27/9/2019, tại Tiền Giang, Thủ tướng Chính phủ tổ chức hội nghị có sự tham dự của Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Nông nghiệp, các cơ quan liên quan dự, thảo luận các chủ trương, biện pháp chủ động ứng phó. Sau đó, tháng 1/2020, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì một hội nghị tại Bến Tre để xử lý những vấn đề rất cụ thể, tiếp tục triển khai các chủ trương đưa ra tại hội nghị ngày 27/9/2019. Nhờ sự chủ động chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, đặc biệt nhận thức của người dân, với sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền 14 tỉnh ĐBSCL, cho nên, thiệt hại do hạn mặn năm 2019 đã giảm xuống (chỉ bằng 7-8% năm 2016). Nhiều tỉnh đã xử lý tốt vấn đề nước uống cho người dân.

Nếu chúng ta chủ động ngay từ đầu thì tình hình thiệt hại sẽ giảm thiểu, Thủ tướng nêu rõ. Vì vậy, cuộc làm việc hôm nay thảo luận, tìm giải pháp mới mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. “Chúng tôi nêu ra một số chủ trương ứng phó sớm, ngay từ bây giờ để các đồng chí cho ý kiến, ví dụ như vấn đề đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, trong đó có đặt vấn đề giảm diện tích gieo sạ lúa Đông Xuân không?”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cho rằng, cuộc làm việc về chống hạn mặn được tổ chức sớm (hiện đang mùa mưa) vì có vấn đề cần bàn là tích trữ nước ngọt, nạo vét kênh rạch, đắp đập tạm, cũng như triển khai nhiều giải pháp trữ nước ngọt khác cho sinh hoạt, cho người dân và đặc biệt cho tưới tiêu, nhất là một số cây nhạy cảm với nước mặn như sầu riêng… Thủ tướng nêu rõ “bằng mọi cách chúng ta phải bảo đảm nước uống, nước sinh hoạt cho người dân, không để tình trạng thiếu nước ngọt diễn ra”.

Không để nước mặn quá sâu thì cần biện pháp nào về mặt thủy lợi. Nhắc đến bài học Israel phát triển nông nghiệp trong bối cảnh bị sa mạc hóa, Thủ tướng đặt vấn đề, “chúng ta cứ tưới mãi kiểu cũ hay tưới nhỏ giọt, những tiến bộ kỹ thuật nào bảo đảm nước tưới cho sản xuất nông nghiệp…”

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam Bộ sẽ đến sớm hơn, gay gắt hơn nhiều so với trung bình nhiều năm (TBNN), nhưng ít khả năng nghiêm trọng hơn mùa khô năm 2019-2020.

Theo tính toán của các cơ quan khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021, dự kiến có thể xảy ra 2 kịch bản. Theo kịch bản 1, các cửa sông Cửu Long: Ranh mặn 4 g/lít cao nhất từ 55-65 km (tùy cửa sông), cao hơn TBNN từ 10-20 km, tương đương năm 2016, thấp hơn năm 2019-2020 từ 7-13 km.

Tổng diện tích có nguy cơ bị ảnh hưởng khoảng 85.000 ha lúa, 50.000 ha cây ăn trái.

Theo kịch bản 2, tại các cửa sông Cửu Long, ranh mặn 4 g/lít cao nhất từ 65-75 km (tùy cửa sông), cao hơn từ 20-30 km so với TBNN, cao hơn năm 2015-2016 từ 3-5 km, một số thời điểm ngắn hạn ở mức tương đương năm 2019-2020. Tổng diện tích bị ảnh hưởng khoảng 97.000 ha lúa, 82.000 ha cây ăn trái.

Bộ NN&PTNT cho biết, từ năm 2021, Bộ sẽ giao Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam tổ chức giám sát, dự báo ranh mặn 4 g/l, 2 g/l, 1 g/l và sẽ cung cấp thường xuyên thông tin cho các địa phương, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn. Khoanh vùng sản xuất an toàn trong điều kiện ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, không tổ chức sản xuất ở vùng nguồn nước không chắc chắn. Với tình hình nguồn nước như dự báo, dự kiến diện tích sản xuất vụ Đông Xuân 2020-2021 cao nhất tổng cộng 1.600.000 ha, (tăng khoảng 54.000 ha so vụ Đông Xuân 2019-2020, thấp hơn so với điều kiện nguồn nước bảo đảm khoảng 30.000-40.000 ha). Những vùng có nguy cơ xâm nhập mặn cao (ven biển các tỉnh Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang) với khoảng 400.000 ha cần xuống giống sớm để né mặn./.

Theo Chinhphu.vn

最近更新