【trực tiếp bóng đá australia hôm nay】Mưu sinh từ nghề chài

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 00:05:07 评论数:

Báo Cà Mau(CMO) Sống ở vùng sông nước, nông dân Trần Văn Thời từ xa xưa đã biết làm ra nhiều ngư cụ như đáy, lờ, lọp, chài... để đánh bắt thuỷ sản phục vụ cuộc sống. Trải qua năm tháng, nghề chài truyền thống vẫn còn theo chân không ít người dân trong hành trình mưu sinh.

Đến nay, anh Bùi Văn Thưng (39 tuổi, ngụ ấp Tân Bằng, xã Phong Lạc) đã có gần nửa cuộc đời lênh đênh trên sông nước với cái chài. Gia đình chỉ có vài công đất làm vuông nên không đủ để lo toan cuộc sống. Khi đứa con trai lớn mới lên 3 tuổi, vợ chồng anh đã chọn nghề chài làm kế sinh nhai cho đến bây giờ.

Hằng ngày, anh Út Xiếu rong ruổi khắp các kinh, rạch để chài lưới mưu sinh.

Mưu sinh vạn nẻo

Từ vùng ngọt, vùng mặn trong huyện cho đến các cửa biển Sông Đốc, Cái Đôi Vàm hay huyện Cái Nước, nơi nào anh Thưng cũng đặt chân đến. Bữa nào may mắn, gặp trời êm, gió lặng thì thu hoạch được mười mấy, hai chục ký cá tôm các loại; còn "trời không thương" thì chỉ được vài ba ký, đủ chi phí xăng dầu.

Lênh đênh trên các kinh rạch, cửa biển để bắt cá tôm với thời gian dài nên dân chài thường mang theo cơm để dùng bữa. Bữa ăn của họ cũng hết sức đạm bạc. Cực nhọc, vất vả là vậy, nhưng đối với dân chài, nghề này cũng đem lại cho họ nhiều niềm vui. Như đối với anh Thưng, nghề chài giúp gia đình anh có được cơm ăn, áo mặc. So với đặt lú thì nghề chài thu hoạch được nhiều cá, tôm hơn. Làm nghề chài không sợ lỗ, lại thoải mái, tự do, không lệ thuộc ai.

“Những tháng cá tôm ít hay lúc bị bệnh phải ở nhà, cảm thấy buồn lắm. Gắn bó với nghề chài mười mấy năm rồi nên cũng thành thói quen. Vào mùa, có khi thu nhập 6-7 triệu đồng/tháng. Vợ chồng tôi không cân cho bạn hàng mà chịu khó ngồi chợ bán lẻ nên thu nhập cũng khá", anh Thưng bộc bạch.

Với anh Huỳnh Út Xiếu (ấp Tân Bằng, xã Phong Lạc), nghề chài tuy cực nhọc, dãi nắng dầm mưa nhưng giúp anh có điều kiện cho con cái học hành. Mỗi ngày vợ chồng cùng thức dậy, cùng đi đánh bắt, vợ chạy máy, chèo xuồng, chồng thì quăng, kéo chài. Vợ chồng cùng làm, vậy mà vui. Nhờ đó mà tình cảm càng thêm gắn bó, gia đình êm ấm.

Niềm vui nhất đối với dân chài còn là mỗi khi đánh bắt được nhiều cá tôm. Anh Thưng tâm sự: “Lúc nào kéo chài lên dính nhiều tôm cá là thấy ham lắm. Muốn chài hoài, quên đi cả mệt nhọc”.

Chia sẻ nguồn sống

Tuy đến với nghề chài lưới chưa được bao lâu nhưng anh Ngô Văn Mãi (ấp Công Nghiệp A, xã Khánh Hưng) quyết định sẽ gắn bó với nghề này lâu dài. Từng làm bốc vác suốt 6 năm trời cho các công ty chế biến thuỷ sản ở Sông Đốc nhưng thu nhập bấp bênh, bởi vậy theo anh Mãi, nghề chài có cực nhưng thu nhập cũng đủ lo cuộc sống gia đình. Và cái được nữa là rất tự do.
Nghề chài thường dành cho những ai nghèo khó hoặc ít đất canh tác, bởi vậy, những người làm nghề thường hỗ trợ nhau. Anh Út Xiếu chia sẻ: “Chuyện tranh giành địa điểm đánh bắt là không bao giờ có. Sống nhờ thiên nhiên, con nước nên dân chài luôn biết phải chia sẻ miếng cơm manh áo với nhau”.

Kết thúc một ngày chài kéo, ngồi chợ bán sản phẩm, cũng là lúc trời đã nhá nhem. Trên gương mặt của những người mưu sinh bằng nghề này như anh Thưng, anh Út Xiếu, anh Mãi lại ánh lên niềm vui, nụ cười rạng rỡ khi cầm trên tay vài trăm ngàn đồng. Ngày mai họ lại tiếp tục cuộc mưu sinh bên những chiếc xuồng, với những vòng chài và niềm hy vọng thu được nhiều tôm cá.

Ngọc Minh

最近更新