【ket qua bong rô】Đơn vị sự nghiệp công sẽ được vay vốn ngân hàng
Đó là khẳng định của ông Phạm Văn Trường,Đơnvịsựnghiệpcôngsẽđượcvayvốnngânhàket qua bong rô Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính khi trả lời TBTCVN về việc xây dựng cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công theo NĐ 16/2015/NĐ-CP.
* Thưa ông, Bộ Tài chính đã xây dựng và trình Chính phủ ký ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 (NĐ16) quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công. Là người trực tiếp phụ trách lĩnh vực này, xin ông cho biết sự cần thiết ban hành NĐ 16?
- Ông Phạm Văn Trường:Xuất phát từ tầm quan trọng của việc đổi mới khu vực sự nghiệp công, Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi Nghị định 43 theo hướng ban hành một Nghị định khung quy định các vấn đề chung về cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập. Các Bộ quản lý ngành căn cứ vào Nghị định khung xây dựng và trình Chính phủ ban hành các nghị định quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực: y tế, giáo dục đào tạo; dạy nghề, văn hóa thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; khoa học và công nghệ; sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
Việc cho phép điều chỉnh giá, phí các dịch vụ sự nghiệp công lên theo lộ trình sẽ từng bước tạo ra sự cạnh tranh, không chỉ giữa các đơn vị sự nghiệp công với nhau mà còn giữa đơn vị sự nghiệp công với các đơn vị tư nhân. Khi đó người dân có quyền lựa chọn đến cơ sở nào có chất lượng cao hơn với giá, phí hợp lý hơn... Ông Phạm Văn Trường - Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp - Bộ Tài chính |
Quan điểm đặt ra là nhằm đổi mới toàn diện, tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp công; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp, bao gồm cả về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và về tài chính; đơn vị càng tự chủ cao về tài chính thì được tự chủ cao trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và phân bổ, sử dụng các nguồn tài chính; phân định rõ các nhóm đơn vị và loại hình dịch vụ sự nghiệp công để có bước đi và lộ trình phù hợp xóa bỏ bao cấp qua giá, từng bước tính đủ chi phí. Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách sử dụng dịch vụ sự nghiệp công; đổi mới phương thức chi từ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp theo hướng tăng cường thực hiện phương thức đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật.
Mục tiêu hướng tới là thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp vươn lên, tăng cường khả năng tự chủ ở mức cao hơn, thúc đẩy khu vực sự nghiệp công phát triển nhanh, mạnh và bền vững, nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, tăng cường thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác; đồng thời, tạo điều kiện cơ cấu lại ngân sách nhà nước, dành thêm nguồn lực để chăm lo tốt hơn cho các đối tượng chính sách, người nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã xây dựng và trình Chính phủ ký ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công.
* Xin ông cho biết một số nội dung đổi mới về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo NĐ 16?
- Ông Phạm Văn Trường: Với quan điểm nhằm đổi mới toàn diện, tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp công; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp, NĐ 16 đã phân loại rõ ràng các mức tự chủ đối với từng loại đơn vị sự nghiệp, theo hướng khuyến khích các đơn vị cạnh tranh, vươn lên tự chủ ở mức cao hơn; đơn vị nào tự chủ càng cao về tài chính thì được tự chủ cao trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và phân bổ, sử dụng các nguồn lực tài chính.
Trong quá trình đổi mới khu vực sự nghiệp công, giá, phí là vấn đề hết sức quan trọng. NĐ 16 đã quy định cụ thể về giá, phí và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công, danh mục dịch vụ sự nghiệp công. Theo đó đối với loại dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí NSNN: Đơn vị sự nghiệp được tự xác định giá dịch vụ theo nguyên tắc thị trường.
Đối với loại dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN: Nhà nước ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công và Nhà nước định giá; đồng thời quy định lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công để phù hợp với khả năng của NSNN và thu nhập của người dân.
Theo NĐ 16 đến năm 2016, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp (chưa tính chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định); Đến năm 2018, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý (chưa tính chi phí khấu hao tài sản cố định); Đến năm 2020: Tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.
Để từng bước thu hẹp đối tượng, phạm vi các đơn vị sự nghiệp công lập được hỗ trợ chi thường xuyên từ NSNN so với hiện nay, NĐ 16 cũng quy định chỉ có dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN mới được Nhà nước hỗ trợ kinh phí.
NĐ16 cũng quy định đơn vị sự nghiệp công được vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước hoặc được hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng theo quy định. Căn cứ yêu cầu phát triển của đơn vị, Nhà nước xem xét bố trí vốn cho các dự án đầu tư đang triển khai, các dự án đầu tư khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Thậm chí, đối với các đơn vị sự nghiệp đủ điều kiện, Nghị định 16 cho phép được vay vốn NHTM để đầu tư, được Nhà nước hỗ trợ lãi suất vay. Trước đây, các ĐVSNCL phải gửi tiền thu dịch vụ sự nghiệp công vào kho bạc, nhưng nay có thể gửi ở ngân hàng thương mại.
Cùng với việc trao thêm quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp, tăng cường môi trường cạnh tranh, thì vai trò quản lý, định hướng phát triển của Nhà nước là rất quan trọng. Về vấn đề này, NĐ 16 cũng đã thiết lập các cơ chế kiểm tra, kiểm soát bên trong và bên ngoài…
* Thưa ông, người dân sẽ được hưởng lợi gì từ chính sách này? Nhiều người băn khoăn rằng khi giá, phí dịch vụ tăng lên, khả năng tiếp cận các dịch vụ công thiết yếu của họ sẽ bị hạn chế, nhưng không biết chất lượng dịch vụ có được nâng lên?
- Ông Phạm Văn Trường:Việc cho phép điều chỉnh giá, phí các dịch vụ sự nghiệp công lên theo lộ trình sẽ từng bước tạo ra sự cạnh tranh, không chỉ giữa các đơn vị sự nghiệp công với nhau mà còn giữa đơn vị sự nghiệp công với các đơn vị tư nhân. Khi đó người dân có quyền lựa chọn đến cơ sở nào có chất lượng cao hơn với giá, phí hợp lý hơn. Các đơn vị sự nghiệp công sẽ phải cạnh tranh nâng cao chất lượng, phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng. Lúc đó, người dân sẽ chính là khách hàng mà họ phải tìm cách thu hút và phục vụ.
Một trong những điểm mấu chốt nhất khi xây dựng cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập là việc đảm bảo cho người dân được tiếp cận các dịch vụ sự nghiệp công thiết yếu. Đây là một yêu cầu quan trọng, cả về mặt chính trị, kinh tế và xã hội.
Việc cho phép các đơn vị sự nghiệp công được điều chỉnh giá, phí theo hướng từng bước tính đủ chi phí đồng thời đi kèm với việc Nhà nước sẽ phải tăng chi cho các đối tượng nghèo, dân tộc thiểu số, diện chính sách để họ vẫn có khả năng tiếp cận được các dịch vụ công cơ bản, dưới các hình thức như hỗ trợ trực tiếp toàn bộ hoặc một phần mua thẻ bảo hiểm y tế, học phí,… hoặc hỗ trợ gián tiếp thông qua cho vay ưu đãi học sinh, sinh viên,... Đồng thời, Nhà nước tiếp tục đầu tư cho các cơ sở dịch vụ sự nghiệp công cần thiết, đặc biệt là các cơ sở, đơn vị không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp (như các cơ sở giáo dục tiểu học, các trung tâm y tế dự phòng,…).
Cho phép các đơn vị sự nghiệp được từng bước tăng thu, không đồng nghĩa với việc giảm chi của ngân sách cho khu vực này. Trái lại, Nhà nước vẫn phải ưu tiên dành ngân sách, thậm chí ở mức cao hơn, để tiếp tục phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, đồng thời đảm bảo người dân nói chung và các đối tượng chính sách đều có khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản, thiết yếu.
Ngoài nguồn lực từ ngân sách, cơ chế tự chủ mới cũng yêu cầu bản thân các đơn vị sự nghiệp trong quá trình tăng thêm thu, phải dành một phần nguồn thu này để hỗ trợ lại cho các đối tượng chính sách.
* Xin trân trọng cảm ơn ông!
Hồng Sâm
相关文章
Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
20 giờ, kết thúc những việc cần xử lý, Huỳnh Khánh Duy (SN 2003, tạm trú phường 6, TP.Tân An, tỉnh L2025-01-27Những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh bạn gái thường xem nhẹ
Đi tiểu mất kiểm soátDấu hiệu nhận biết:Bạn nhận ra tần suất đi tiểu của mình đang nhi2025-01-27Nguyên nhân khiến ô tô bị chập điện có thể cháy rụi trong tức khắc
Nguyên nhân phổ biến gây cháy nổ ở ô tô là hệ thống điện2025-01-27Cảnh báo: Dấu hiệu và yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ
Các triệu chứng đau tim phổ biến nhất ở phụ nữ là một số loại đau, tức ngực hoặc kh&oa2025-01-27Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
Tối 29/9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, cơ quan CSĐT Công an TP Thái Nguyên đã ra Quyết đ2025-01-27Trào lưu ăn viên giặt quần áo của giới trẻ có thể gây tử vong
Những ngày gần đây đã có rất nhiều video xuất hiện trên mạng x&atil2025-01-27
最新评论