【kết quả trận houston dynamo】Sẽ có nhiều biện pháp làm "trong sạch" giới giải trí
VHO- “Cơ quan quản lý nhà nước sẽ phối hợp để có nhiều biện pháp xử lý nghệ sĩ ứng xử lệch chuẩn”,ẽcónhiềubiệnpháplàmtrongsạchgiớigiảitríkết quả trận houston dynamo là khẳng định của Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Trần Hướng Dương tại buổi tọa đàm “Thực trạng văn hóa ứng xử trên không gian mạng của nghệ sĩ và giới trẻ - Likeday” vừa diễn ra ở Hà Nội.
Tọa đàm đã trình chiếu lại những hình ảnh xấu xí, gây tác hại khôn lường đang nhan nhản trên mạng xã hội
Sự kiện do Trung tâm tổ chức biểu diễn nghệ thuật và sự kiện văn hóa của Nhà hát Lớn Hà Nội (thuộc Bộ VHTTDL) phối hợp với một số đơn vị tổ chức.
Nếu sai phạm, tác hại khó lường
Tại Tọa đàm, nhiều đại biểu, trong đó có GS.TS Từ Thị Loan, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam; ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Công ty LeBros… đã cùng phân tích, chỉ ra tính hai mặt (tích cực và tiêu cực) của mạng xã hội. Các ý kiến thống nhất quan điểm cần xử lý nghiêm các đối tượng, đặc biệt là những nghệ sĩ ứng xử thiếu văn hóa, xả “rác văn hóa” trên không gian mạng, tham gia quảng cáo sai sự thật…
Chủ tịch HĐQT Công ty LeBros Lê Quốc Vinh chia sẻ: “Các thông tin tích cực thường không thu hút mọi người, nhưng những ngôn từ mang tính thách thức, văng tục chửi thề lại có nhiều like, comment, chia sẻ, đó là “rác” trên Internet và chúng ta đang phải sống cùng những điều xấu xí đó. Chúng đang tấn công người sử dụng và giới trẻ dễ tổn thương với những tấn công đó. Đã có báo cáo về hậu quả của giới trẻ khi bị tấn công trên mạng: 28% nghĩ tới tự sát; 41% mắc chứng lo âu, hoảng sợ; 9% nghĩ tới sử dụng rượu bia, bỏ học, hoảng loạn…”.
Đối với nghệ sĩ, GS.TS Từ Thị Loan cho rằng: “Nghệ sĩ có thể công bố tác phẩm của mình, đưa đến công chúng những sản phẩm sáng tạo nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật không biên giới. Song có một bộ phận người hoạt động nghệ thuật có ứng xử tiêu cực trên không gian mạng như tranh cãi, đấu tố đồng nghiệp, quảng cáo sai sự thật nhằm thu lợi. Theo khảo sát mới được công bố của Microsoft, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số mức độ văn minh thấp nhất trên không gian mạng (DCI), sau Nga, Colombia, Peru và Nam Phi. Kết quả này được công bố nhân ngày quốc tế An toàn Internet. Cuộc khảo sát của Microsoft cho thấy văn hóa ứng xử của người Việt đang dần bị mai một. Điều này đã vô tình đầu độc và tiêm nhiễm tương lai của cả một thế hệ trẻ sau này”.
Theo GS Từ Thị Loan, có nhiều người trẻ đã bị sang chấn tâm lý dẫn đến trầm cảm cũng chỉ vì những lời chỉ trích cay độc của cộng đồng mạng. Nhiều người không vượt qua được cú sốc tâm lý đã dẫn đến quyết định tiêu cực, bỏ lại gia đình, tương lai. Trong khi đó vẫn có rất nhiều những YouTuber đưa ra những thông tin độc hại để câu view, câu like bất chấp thủ đoạn. Điển hình như clip “nấu cháo gà nguyên lông”; video dạy trẻ tự tử; thách thức, chửi bới của những giang hồ mạng; những lời tục tĩu của các “anh hùng bàn phím”... Điều này đã và đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến đất nước và con người chúng ta, làm xấu đi hình ảnh của người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Đã xây dựng dự thảo quy trình xử lý
Người mẫu Hạ Vy nêu ý kiến, về ứng xử của nghệ sĩ trên mạng xã hội, cô rất ủng hộ cần đưa ra giải pháp mạnh hơn chứ không chung chung. Cô ví dụ, nếu nghệ sĩ có hành xử, lời nói gây ảnh hưởng xấu tới cộng đồng thì cơ quan quản lý cần khóa ngay tài khoản mạng xã hội của nghệ sĩ đó mà không cần “phong sát”. Diễn viên trẻ Hàn Trang (Nhà hát Tuổi Trẻ) đồng ý rằng, các nghệ sĩ phải lan tỏa những điều tích cực, tác động tốt đến giới trẻ chứ không phải ngược lại như một số nghệ sĩ đang làm. Nhưng cô cũng bày tỏ, khi nghệ sĩ phạm lỗi thì đã phải nhận sự quay lưng của công chúng, sự nghiệp sẽ khó khăn, thậm chí bị trừng phạt bởi luật pháp. Nên chăng, chỉ hạn chế hình ảnh chứ không cấm sóng hoàn toàn, hoặc chỉ cấm sóng trong một thời gian nhất định chứ không phải vĩnh viễn…
Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn Trần Hướng Dương cho biết, trước thực trạng văn hóa ứng xử không đẹp của một bộ phận nghệ sĩ, người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, cơ quan quản lý sẽ còn nhiều biện pháp để quản lý. Cá nhân ông Dương không thích sử dụng các từ “phong sát”, “cấm sóng”…, bởi ông cho rằng, các nghệ sĩ vi phạm pháp luật, ứng xử thiếu văn hóa trên môi trường mạng cũng phải được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Hiện nay, xử lý các vi phạm này đã có Luật An ninh mạng, Luật Khoa học và Công nghệ, Nghị định về hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Bộ VHTTDL cũng đã ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Thời gian tới, về phía Nhà nước sẽ có nhiều biện pháp xử lý quyết liệt hơn. Hiện tại, Bộ VHTTDL đã xây dựng dự thảo quy trình xử lý (hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo) đối với nghệ sĩ, KOLs (người có tầm ảnh hưởng) có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục. Hiện dự thảo đang được lấy ý kiến Bộ TT&TT, Bộ Công an…; sau đó sẽ tiếp tục hoàn chỉnh, trước khi thống nhất với Bộ TT&TT ban hành sớm nhất.
Thay mặt BTC, Phó Giám đốc Nhà hát Lớn Hà Nội kiêm Giám đốc Trung tâm tổ chức biểu diễn nghệ thuật Chu Anh Hùng cho biết, Tọa đàm là hoạt động mở đầu cho việc đánh giá thực trạng để tìm ra những giải pháp, sáng kiến nội dung phù hợp để tổ chức truyền thông gắn với các sự kiện, thông qua các buổi biểu diễn nghệ thuật, tuyên truyền tại các trường học, nơi công cộng, các tỉnh, thành... Qua các hoạt động này, BTC mong muốn giới trẻ sẽ ứng xử đẹp, văn minh, thanh lịch trên không gian mạng và mọi tầng lớp sẽ đồng hành để cùng nhau ký xác lập kỷ lục Việt Nam về văn hóa ứng xử đẹp, thanh lịch trên không gian mạng.
THÚY HIỀN
相关推荐
- Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- Ai vừa đỗ trạng nguyên, chưa kịp làm quan đã mất mạng vì cơn ghen của vợ?
- GenZ sống cực kỳ hoang phí 'kiếm bao nhiêu tiêu bằng hết, cần gấp thì đi vay'
- Đề minh hoạ môn Vật lý thi tốt nghiệp THPT 2025
- Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
- 91 ứng viên giáo sư, phó giáo sư bị loại xét chức danh năm 2024
- Bi kịch thiên tài có IQ cao hơn Albert Einstein, 11 tuổi đỗ ĐH Harvard
- 'Vấn nạn' lạm thu: Phụ huynh im lặng vì sợ con bị đì