【kết quả bóng đá psv】Liên kết đầu ra cho nông sản
Là tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp,ếtđầurachonngsảkết quả bóng đá psv Hậu Giang đã và đang khuyến khích người dân đẩy mạnh sản xuất theo lợi thế của từng vùng và gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Nhờ vậy, tại một số hợp tác xã (HTX) hay mô hình sản xuất tiêu biểu người dân đang chuẩn bị đón tết khá sung túc sau một năm làm ăn hiệu quả.
Nhờ liên kết mà chanh không hạt của HTX Nông nghiệp Thạnh Phước đang có thị trường đầu ra và giá bán ổn định ở mức cao.
Vùng đất phèn chuyển mình
Về lại vùng quê xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, sau thời gian ngắn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ vùng đất bạc màu, cằn cỗi ngày nào thì nay được ví như một tiểu vương quốc mãng cầu xiêm của tỉnh với những vườn mãng cầu xanh mướt bạt ngàn và sai trái. Điều phấn khởi hơn khi đa phần bà con trồng mãng cầu nơi đây đều được doanh nghiệp đến hợp đồng bao tiêu nên đầu ra và giá bán ổn định, từ đó tạo nguồn thu nhập cao.
Có sự liên kết giữa nông dân, HTX và doanh nghiệp đã giúp người dân trong mô hình cánh đồng lớn ở xã Trường Long Tây an tâm trong sản xuất lúa.
Ông Trần Phú Quốc, Giám đốc HTX Mãng cầu xiêm Thuận Hòa, ở ấp 2, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, phấn khởi cho biết: “Năm nay, HTX tiếp tục được Công ty TNHH MTV chế biến nông sản Tiến Thịnh bao tiêu toàn bộ 47ha mãng cầu đang cho trái của các thành viên trong HTX. Với năng suất bình quân đạt 46 tấn/ha, giá bán 9.000 đồng/kg (loại I) thì sau khi trừ chi phí sản xuất, bà con xã viên thu được nguồn lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 10 lần so với trồng lúa hiện nay. Từ sản xuất đạt hiệu quả như trên nên nhà nào cũng đang tất bật đón tết rộn ràng”.
Hiện HTX mãng cầu xiêm Thuận Hòa có tổng diện tích 67ha, với 56 thành viên. Nhờ bà con cần cù chịu khó và tiếp cận khoa học kỹ thuật trong canh tác từ nhà khoa học đã góp phần hạn chế dịch hại tấn công, giảm chi phí đầu tư và tạo ra sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều đáng mừng hơn khi mới đây được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Mãng cầu Hậu Giang” cho HTX. Nhờ vậy, sản phẩm mãng cầu của HTX ngày càng phát triển tốt hơn khi tạo lòng tin cho khách hàng.
“Từ việc sản xuất hiệu quả nên vào những ngày cuối năm, HTX vinh dự được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên đến thăm và có những lời động viên thiết thực. Qua đây, tạo thêm động lực cho Ban giám đốc và các thành viên trong HTX để sang năm sản xuất ngày càng hiệu quả hơn. Đặc biệt, HTX sẽ tiếp tục vận động thành viên và bà con bên ngoài cải tạo vườn tạp nhằm mở rộng diện tích trồng mãng cầu xiêm, đồng thời thực hiện ký kết hợp đồng với công ty bao tiêu sản phẩm cho bà con”, ông Trần Phú Quốc, Giám đốc HTX Mãng cầu xiêm Thuận Hòa, vui mừng khoe.
Cũng là vùng đất bị nhiễm phèn, mặn nặng hàng năm, để thích ứng thì người dân thành phố Vị Thanh đã đẩy mạnh việc chuyển đổi cây trồng, trong đó khóm được ưu tiên lựa chọn. Hiện tại, toàn thành phố có gần 2.000ha đất chuyên canh khóm, với thương hiệu nổi tiếng khóm Cầu Đúc. Để giúp người trồng khóm an tâm sản xuất và có nguồn thu nhập cao, thời gian qua, ngành chức năng của tỉnh và thành phố đã xây dựng mối liên kết giữa nông dân trồng khóm với HTX và doanh nghiệp nhằm có thị trường tiêu thụ ổn định, mà HTX Nông nghiệp Thạnh Thắng đóng vai trò then chốt.
Ông Vu Suổi, Giám đốc HTX Nông nghiệp Thạnh Thắng, ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, thông tin: Hàng năm, HTX đều đứng ra hợp đồng bao tiêu và thu mua sản phẩm khóm cho bà con xã viên và những hộ trồng khóm xung quanh với sản lượng hơn 1.500 tấn trái/160ha. HTX cũng đã liên kết với một số công ty chế biến, xuất khẩu trong và ngoài tỉnh để tạo thị trường tiêu thụ thông qua các hợp đồng kinh tế liên kết có xác nhận của các bên và được giám sát từ UBND xã Hỏa Tiến. Hiện khóm Cầu Đúc Hậu Giang đã có mặt trong hệ thống siêu thị và chợ đầu mối của một số tỉnh miền Nam và xuất khẩu sang thị trường Nga và Đông Âu.
Năm 2019 đã mang lại nhiều niềm vui cho người trồng khóm khi giá bán ổn định ở mức từ 6.500-7.500 đồng/trái (loại I, từ 1kg/trái trở lên). Với năng suất bình quân từ 15-16 tấn khóm/ha/năm, sau khi trừ chi phí, người trồng khóm kiếm được nguồn lợi nhuận khoảng 80 triệu đồng/ha từ một vùng đất chua phèn. Vừa xắn xong khoảng 1.000 trái khóm chuẩn bị giao cho HTX Nông nghiệp Thạnh Thắng, ông Cao Văn Ta, ở ấp Thạnh Thắng, chia sẻ: “Nhiều năm qua, gần giáp tết thì tôi đều chuẩn bị một lượng khóm như vầy để bán. Với giá 7.000 đồng/trái loại I thì sau đợt bán khóm này, gia đình tôi có được khoản tiền gần 7 triệu đồng để góp phần chi tiêu trong mấy ngày tết. Nhờ có nơi tiêu thụ và giá khóm ổn định ở mức cao nên khoảng 2 năm nay, đời sống người trồng khóm đỡ vất vả và tết đến nhà nhà cũng vui tươi, đầm ấm hơn”.
Lợi ích từ mô hình liên kết
Hàn huyên chuyện đồng áng với chúng tôi, ông Hà Minh Triều, Giám đốc HTX Phước Trung, ở ấp Trường Phước A, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, cho hay: Từ khi tham gia mô hình cánh đồng lớn trong canh tác lúa, nhiều nông dân đều ngỡ ngàng rằng cũng trên cánh đồng ấy khi còn canh tác nhỏ, lẻ theo từng hộ thì thu nhập rất bấp bênh. Thế nhưng, khi bà con liên kết sản xuất lại với nhau và được hỗ trợ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là thông qua HTX gắn kết với doanh nghiệp trong thực hiện bao tiêu đầu ra sản phẩm thì nguồn lợi nhuận của người trồng lúa được tăng lên hơn gấp rưỡi. Chính hiệu quả mang lại, người dân đăng ký tham gia vào mô hình cánh đồng lớn trong sản xuất lúa nhiều hơn, từ đó ngày càng tạo ra sản phẩm lớn đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
Được chính quyền địa phương hỗ trợ và bà con đồng thuận nên trước khi xuống giống ở mỗi vụ lúa, Ban quản trị HTX Nông nghiệp Phước Trung tiến hành tìm đối tác hợp tác sản xuất và tiêu thụ lúa cho nông dân. Ngoài ra, HTX còn ghi nợ cho nông dân một số dịch vụ đầu vào với giá tốt nhất như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Nhờ quản lý chặt chẽ từ khâu xuống giống đến thu hoạch nên năng suất lúa khá cao, bình quân đạt 6,5 tấn/ha, đồng thời giá thu mua cũng cao hơn thị trường từ 50-150 đồng/kg. Từ cách làm trên, mức lợi nhuận thu được từ mô hình cao hơn so với bên ngoài 1-2 triệu đồng/ha do giá cả ổn định, giảm chi phí đầu vào.
Ông Nguyễn Văn Tho, có hơn 1ha đất lúa trong mô hình cánh đồng lớn ở ấp Trường Thọ, xã Trường Long Tây, bộc bạch: “Thực hiện hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản như thời gian qua thì tôi thấy các bên tham gia đều thụ hưởng những lợi ích, trong đó nông dân được hưởng lợi từ các dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất, chất lượng vật tư nông nghiệp và các giá trị tăng thêm từ cây lúa. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà hợp tác liên kết sản xuất còn tạo điều kiện thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm thông qua các buổi chuyển giao khoa học kỹ thuật”.
Giống như mô hình đang làm cho cây lúa, nhằm nâng cao giá trị cho cây chanh không hạt, ngay từ ngày đầu đưa ra thị trường, HTX Nông nghiệp Thạnh Phước, ở ấp Phước Thạnh, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, đã xác định từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng phải được thực hiện tốt nhằm góp phần giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho nhà vườn. Vì vậy, HTX đã tổ chức sản xuất và cung cấp cây giống sạch bệnh cho các thành viên HTX, cũng như bà con xung quanh; đồng thời tổ chức thu mua, sơ chế, đóng gói và lo đầu ra cho nông dân.
Ông Nguyễn Văn Thật, Giám đốc HTX Nông nghiệp Thạnh Phước, thông tin: Mỗi ngày, HTX thu mua khoảng 15 tấn chanh của bà con để giao theo các đơn đặt hàng. Hiện sản phẩm chanh không hạt của tỉnh đã có mặt tại các chợ đầu mối lớn trong cả nước và được tiêu thụ tại một số siêu thị ở thành phố Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh... Đặc biệt, trong những năm gần đây, chanh không hạt của tỉnh còn xuất khẩu sang thị trường một số nước Trung Đông và Ấn Độ. Nhờ liên kết sản xuất tốt giữa nông dân, HTX và doanh nghiệp nên thị trường đầu ra, giá bán của chanh không hạt rất ổn định, tạo nguồn thu nhập khoảng 500 triệu đồng/ha/năm cho nhà vườn.
Từ những mô hình điển hình trên cho thấy việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản không chỉ làm thay đổi nhiều vùng đất khó khăn, mà còn giúp nông dân trên địa bàn tỉnh từng bước tạo ra chuỗi liên kết sản xuất từ đầu vào đến đầu ra được chặt chẽ, hiệu quả. Điều này đã làm thay đổi tư duy sản xuất, mang lại những mùa xuân ấm no cho mọi nhà…
Bài, ảnh: TUẤN PHÁT
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối
- ·Google Maps thường không chỉ ngắn nhất mà chọn đường vòng, lý do vì sao?
- ·Trên tay mô hình chính thức của iPhone 16
- ·Cách dùng YouTube Premium: Những gì bạn cần biết để tận hưởng tối đa
- ·Thời tiết hôm nay 4/1: Bắc Bộ lạnh, Trung Bộ mưa rào, Nam Bộ nắng gián đoạn
- ·Nguyên nhân gây lỗi thông báo Messenger không có âm thanh iPhone
- ·Mẹo tắt thông báo cộng đồng trên Messenger
- ·Startup spa cho đồ da nhận vé vàng 500 triệu từ Shark Tank
- ·Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh
- ·Công nghệ năng lượng hợp hạch sắp đột phá nhờ sốt mayonnaise?
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
- ·Mong đợi gì tại sự kiện ra mắt iPhone 16 của Apple?
- ·Có nên tắt, bật điện thoại hàng ngày?
- ·Hội nghị về trí tuệ nhân tạo tạo sinh GenAI được tổ chức tại Việt Nam
- ·Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- ·Game Việt dần thoát khỏi định kiến 'vô bổ'
- ·Meey Map áp dụng giá bán mới cho gói tra cứu quy hoạch
- ·Google Maps thường không chỉ ngắn nhất mà chọn đường vòng, lý do vì sao?
- ·PM offers incense in tribute to late government leaders
- ·Thế Giới Di Động 'nhả vía' laptop Lenovo cho dịp tựu trường