(HG) - Chiều ngày 18-12,ậuGiangphấnđấuhnhthnhhalachấtlượngcaovonăty le keo bong đa Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên có buổi làm việc với lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh về kế hoạch thực hiện Đề án phát triển bền vững vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 (Đề án).
Ông Trương Cảnh Tuyên (giữa), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đề nghị ngành nông nghiệp tỉnh phối hợp chặt chẽ các địa phương trong tỉnh, cũng như doanh nghiệp để hoàn thành tốt các nội dung theo Đề án đề ra.
Theo kế hoạch, Đề án sẽ được triển khai tại 6 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, gồm: Thành phố Vị Thanh, thị xã Long Mỹ, huyện Vị Thủy, huyện Châu Thành A, huyện Long Mỹ và huyện Phụng Hiệp. Tỉnh Hậu Giang chia ra 2 giai đoạn thực hiện Đề án, trong đó giai đoạn 1 (từ năm 2024-2025) diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt 28.000ha; sang giai đoạn 2 (từ năm 2026-2030) diện tích được nâng lên 46.000ha.
Đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh trình bày kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2024-2025 và giai đoạn 2026-2030.
Như vậy, phấn đấu đến năm 2030, Hậu Giang hình thành 46.000ha vùng lúa chất lượng cao trong việc giảm lượng lúa giống gieo sạ xuống dưới 70kg/ha, giảm 30% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống; 100% diện tích áp dụng một trong các quy trình canh tác bền vững như: 1 phải 5 giảm, tưới khô xen kẽ và các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận và được cấp mã số vùng trồng; giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 40%, trong đó tỷ suất lợi nhuận người trồng lúa đạt trên 50%.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên cho rằng, để thực hiện có hiệu quả và mang tính khả thi cao các nội dung, mục tiêu theo kế hoạch đề ra thì đề nghị Sở NN&PTNT tỉnh lựa chọn các vùng khi tham gia đề án phải đạt được một số chỉ tiêu ban đầu, gồm: quy hoạch và cơ sở hạ tầng, canh tác bền vững và tăng trưởng xanh, tổ chức sản xuất, doanh nghiệp tham gia liên kết. Về kế hoạch thực hiện cần điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp hơn với tình hình thực tế của tỉnh. Bên cạnh đó, yêu cầu ngành nông nghiệp tỉnh sớm xây dựng các danh mục hoạt động cho giai đoạn 1 để bố trí nguồn vốn thực hiện các công việc có liên quan được đạt hiệu quả.
Ngoài ra, ngành nông nghiệp tỉnh phối hợp chặt chẽ các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp bao tiêu tham gia thu mua lúa gạo của Hậu Giang để triển khai thực hiện đạt diện tích đề ra. Từ đó, góp phần xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở tỉnh Hậu Giang mang tính đột phá trong tổ chức lại sản xuất ngành hàng lúa gạo, nâng cao giá trị gia tăng trong toàn chuỗi, bảo đảm phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, đóng góp vào tăng trưởng xanh và hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 trong canh tác lúa.
Tin, ảnh: HỮU PHƯỚC