发布时间:2025-01-11 11:02:51 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Để trở thành kho bạc số vào năm 2030 như mục tiêu kế hoạch đề ra,ạcnhànướcỨngdụngcôngnghệthôngtinlànềntảngchochuyểnđổisốbxh bd ai cap Kho bạc Nhà nước sẽ còn phải thực hiện nhiều công việc.
“Bệ phóng” tiến tới kho bạc số
2021 là năm đầu tiên thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và cũng là năm cả nước tổ chức triển khai Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về chủ trương, chính sách tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó có một số nội dung trọng tâm là: chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số...; đồng thời, xây dựng chính phủ điện tử đến năm 2025 để hướng tới chính phủ số.
Thực hiện các mục tiêu này, hệ thống ngành Kho bạc Nhà nước (KBNN) đang hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030. Mục tiêu cuối cùng của chiến lược là nâng cao hiệu suất hoạt động, giảm thiểu chi phí giao dịch, tự động hóa quy trình giao dịch (hồ sơ điện tử, kiểm soát điện tử)... Đến năm 2030, mọi giao dịch phải được số hóa và hệ thống phải ghi nhận được mọi bước của giao dịch với cơ chế kiểm soát điện tử đã thiết lập sẵn trong hệ thống. Tại các đơn vị KBNN sẽ không còn hồ sơ bằng giấy và công chức kho bạc không còn phải thực hiện các bước kiểm soát, thanh toán vốn theo phương thức thủ công.
Như vậy, kho bạc số chính là kho bạc mà ở đó mọi hoạt động sẽ gắn kết chặt chẽ các dịch vụ công thông qua nền tảng kết nối và chia sẻ, khai thác dữ liệu để phục vụ các tổ chức, cá nhân, đơn vị sử dụng ngân sách (SDNS) và các cấp chính quyền.
|
Để đạt được mục tiêu này, KBNN sẽ phải thực hiện các bước cải cách, hiện đại hóa toàn diện. Theo đó, những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 chính là “bệ phóng” giúp toàn hệ thống KBNN tiến nhanh đến kho bạc số. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi các đơn vị KBNN đều rất nỗ lực trong cải cách, hiện đại hóa, lấy khách hàng làm trọng tâm phục vụ.
Đơn cử như tại KBNN Đắk Nông, với mục tiêu trở thành kho bạc điện tử vào năm 2020, đơn vị đã quyết liệt thực hiện các cải cách theo kế hoạch của KBNN. Ông Nguyễn Công Điều - Giám đốc KBNN Đắk Nông cho biết, đến nay, 100% đơn vị SDNS trên địa bàn (trừ khối an ninh, quốc phòng) đã sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4 của KBNN. Theo đó, có 7.630 chứng từ được giao dịch trên DVCTT, đạt tỷ lệ trên 101% tổng số chứng từ giao dịch qua KBNN Đắk Nông. Đồng thời, hầu hết các giao dịch thu, chi bằng tiền mặt đều được thực hiện tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn nên lượng tiền mặt đi qua kho bạc đã giảm đáng kể, chỉ còn trên dưới 4%. Bên cạnh đó, việc thanh toán qua các kênh thanh toán song phương điện tử và thanh toán liên ngân hàng đã được đơn vị áp dụng thông suốt, an toàn và mang lại hiệu quả cao.
Giám đốc KBNN Hải Dương Vũ Đức Trọng cũng cho biết, công tác cải cách, hiện đại hóa luôn được đơn vị coi là nhiệm vụ trọng tâm. Do đó, đơn vị luôn có sự tìm tòi, sáng tạo để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ. Theo đó, mặc dù Hải Dương có xuất phát chậm hơn các đơn vị trong toàn hệ thống về triển khai DVCTT, nhưng nhờ có sự học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị đi trước cùng với sự sáng tạo riêng, Hải Dương đã có bước “đột phá” ngoạn mục và trở thành địa phương đầu tiên đưa DVCTT đến với các KBNN huyện ngay từ khi bắt đầu triển khai…
Có thể thấy, với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống, KBNN đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. Đến nay, 100% các đơn vị SDNS thuộc diện bắt buộc đã thực hiện giao dịch trên DVCTT của KBNN. Đồng thời, KBNN đã áp dụng hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động nghiệp vụ, theo đó đã có 94% số chi ngân sách và 98% số thu ngân sách được thực hiện tại các ngân hàng thương mại, giúp cho lượng tiền mặt giao dịch trong KBNN (tính trung bình trong cả hệ thống) chỉ còn 1%...
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, mặc dù KBNN đã có những bước khởi động tốt nhưng để trở thành kho bạc số, KBNN vẫn cần tiếp tục phải thực hiện nhiều công việc.
Trước hết là thiết kế mô hình kho bạc chuẩn với cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với yêu cầu cải cách của Chính phủ, bộ, ngành và địa phương theo hướng chuyển đổi số, số hóa và một nền hành chính phục vụ. Theo đó, các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030 cần được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới, đảm bảo hoạt động của KBNN theo hướng hiện đại, hiệu quả và mang tính phục vụ.
Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động nghiệp vụ đóng vai trò quan trọng, được coi là nền tảng của việc chuyển đổi số và số hóa hoạt động KBNN trong tương lai. Do đó thời gian tới, KBNN cần đẩy mạnh các ứng dụng CNTT và cần kiến trúc lại hạ tầng CNTT theo hướng hiện đại hóa, trong đó chú trọng đến các chương trình ứng dụng quản lý ngân sách, dịch vụ công trực tuyến, giao dịch thanh toán và các dự án, chương trình lớn phục vụ giai đoạn chuyển đổi từ kho bạc điện tử sang kho bạc số theo đúng định hướng chính phủ điện tử và chính quyền số.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, con người chính là trung tâm của mọi cải cách. Hơn nữa, với giai đoạn phát triển tiếp theo này rất cần đội ngũ cán bộ công chức tinh thông về nghiệp vụ, am hiểu về công nghệ, có năng lực nghiên cứu và tư duy đổi mới, sáng tạo, năng động. Do đó, KBNN cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao để phân tầng theo vị trí: Người chỉ huy - lính chiến - lính thợ để đảm nhiệm các chức trách, nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển.
Một yếu tố quan trọng nữa được đưa ra chính là việc đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, thống nhất về hạ tầng công nghệ thông tin và kỹ thuật nghiệp vụ. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để hình thành kho bạc số, không chỉ một mình hệ thống KBNN làm được mà còn cần sự hợp sức từ các tổ chức, cơ quan, chính quyền các cấp trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng. Theo đó, đối với các tỉnh, thành phố lớn có đủ điều kiện về kinh tế, tiềm lực, cơ sở hạ tầng cũng như đội ngũ cán bộ mạnh sẽ dễ dàng tiếp cận và ứng dụng công nghệ số vào hoạt động của KBNN. Tuy nhiên, với các địa phương miền núi, hải đảo xa xôi, khó khăn về kinh tế, cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt, trình độ, năng lực cán bộ còn hạn chế thì khi áp dụng công nghệ số vào hoạt động giao dịch tại KBNN rất cần sự đồng hành từ các bộ, ngành, địa phương…
2 giai đoạn để tiến tới kho bạc số Tiến tới Kho bạc số vào năm 2030, Kho bạc Nhà nước đã lên kế hoạch cho 2 giai đoạn. Giai đoạn từ năm 2021 - 2025, toàn ngành tập trung vào dữ liệu theo hướng đẩy mạnh việc liên kết liên thông dữ liệu với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương nhằm từng bước hình thành hệ sinh thái về dữ liệu số. Giai đoạn 2026 - 2030, Kho bạc Nhà nước sẽ tiếp tục tập trung liên thông dữ liệu số, đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu mở, hình thành hệ sinh thái các dịch vụ mở trong lĩnh vực tài chính nhà nước, từ đó cung cấp thêm nhiều dịch vụ mới; đẩy mạnh việc phân tích rủi ro, phân tích dự báo dựa trên dữ liệu lớn, công nghệ trí tuệ nhân tạo, hướng đến hình thành kho bạc số đầy đủ. |
Vân Hà
相关文章
随便看看