【kết quả trận kashima antlers】“Sell in May” nay đã khác xưa
Cơ hội đầu tư cổ phiếu từ các đợt tăng vốn | |
Hai kịch bản quản lý rủi ro trong tháng 5 | |
Cổ phiếu nào thường tăng giá trong tháng 5?đãkhácxưkết quả trận kashima antlers |
Chiến lược đầu tư "Sell in May" đã không còn phù hợp với thị trường những năm gần đây |
Cơ hội sinh lời cao
Vốn là thời điểm trống thông tin thị trường, thị trường chứng khoán tháng 5 thường gắn với cụm từ “Sell in May”. Cụm từ này được xuất phát từ câu ngạn ngữ cổ của người Anh, nói rằng: “Sell in May and go away, and come on back on St. Leger’s Day” (tạm dịch: Hãy bán cổ phiếu trong tháng 5 rồi đi chơi, và quay trở lại vào ngày lễ Thánh Leger). Chỉ phong tục của giới quý tộc, các thương nhân ngày xưa thường có xu hướng hạn chế việc kinh doanh thương mại trong giai đoạn nóng bức của mùa hè từ tháng 5 trở đi và quay trở lại vào lúc mà thời tiết dễ chịu là tháng 9 – lúc mà Lễ đua ngựa St. Leger’s Stakes được tổ chức.
Theo số liệu thống kê của Forbes về thị trường chứng khoán Mỹ, từ 1950 đến 2013 chỉ số công nghiệp Dow Jones chỉ tăng trung bình 0,3% trong suốt tháng 5 đến tháng 10 so với mức tăng trưởng trung bình 7,5% trong tháng 11 đến tháng 4. Thanh khoản thấp trong các tháng mùa hè và dòng tiền đi vào thị trường với quy mô lớn hơn trong giai đoạn mùa đông có thể coi như một lý do để giải thích cho cụm từ “Sell in May”.
Tuy nhiên, những bằng chứng gần đây từ tờ Investor’s Business Daily cho thấy mô hình mua bán theo mùa này từ năm 2016 trở đi hiện không còn đúng nữa. Ngay trong thời điểm này năm nay, các chỉ số chứng khoán Dow Jones, S&P 500 hay chính chỉ số VN-Index liên tục lập những đỉnh cao mới.
Theo một thống kê của SSI Research, kể từ khi thành lập đến năm 2020 mức bình quân sinh lời vào tháng 5 của chỉ số VN-Index là 1,3% - tốt hơn rất nhiều so với các tháng khác như: tháng 3, tháng 7, tháng 9. Cá biệt là năm 2020 khi mà nền kinh tế mới hồi phục lại sau làn sóng Covid đầu tiên thì VN-Index tăng trưởng tới trên 15% chỉ trong tháng 5/2020.
Cơ hội “Buy in May”
Dựa trên số liệu như trên, các chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư không nên quá lo lắng về hiệu ứng “Sell in May”, thay vào đó nhà đầu tư nên tự xây dựng và tìm kiếm cho mình một phương pháp đầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro của bản thân và bám sát vào chiến lược đó.
Ông Huỳnh Anh Tuấn, Phó Giám đốc Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Á đánh giá, tháng 5 năm nay thị trường chứng khoán có nhiều điểm khác so với những năm trước. Cụ thể, trong mùa ĐHCĐ rộ lên hồi cuối tháng 4 và một số doanh nghiệp gia hạn đến tháng 5, rất ít doanh nghiệp có lợi nhuận thụt lùi, mà hầu hết đều tăng trưởng bất chấp Covid. Thêm vào đó, các doanh nghiệp lớn đều có chính sách chia cổ tức. Riêng trong nhóm ngân hàng, hầu hết ngân hàng đều chia cổ tức 20-30%, có ngân hàng chia tới 40%.
Cùng với các yếu tố trên, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam hiện cũng đã lớn hơn, lượng nhà đầu tư mới tham gia thị trường cũng tăng rất mạnh, trong khi lãi suất ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức thấp và rủi ro lạm phát thấp. Đây là những yếu tố hỗ trợ rất tốt cho thị trường.
Ông Tuấn cũng lưu ý, dù thị trường giao dịch tích cực từ đầu năm đến nay, song chủ yếu chỉ sôi động ở nhóm VN30, những cổ phiếu có lợi nhuận tăng trưởng cao và nhóm chi phối chỉ số. Do đó, dù chỉ số tăng, song nếu nhà đầu tư không chọn đúng danh mục thì cũng bị thua lỗ.
Với diễn biến đó, ông Tuấn cho rằng, để đón đầu xu hướng cuối tháng 5, đầu tháng 6, nhà đầu tư có thể đánh giá lại danh mục đầu tư và giải ngân vào những mã Midcap, penny có nền tảng tốt nhưng chưa tăng giá hoặc bị điều chỉnh từ đầu tháng 5 tới nay. Bởi sau thời gian giao dịch sôi động, nhóm VN30 và các cổ phiếu chi phối đã tăng giá khá nhiều, không còn dư địa tăng trưởng cao. Do đó, thời gian tới, Midcap và penny sẽ là nhóm thu hút dòng tiền và tăng trưởng mạnh.